Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ảnh: Mô phỏng 3D tuyệt đẹp của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch

(VTC News) -

TP Hà Nội đang nghiên cứu đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh và xây dựng hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm.

 

Trước tình trạng sông Tô Lịch (Hà Nôi) bị ô nhiễm nặng về nguồn nước, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) đã đưa ra giải pháp tổng thể nhằm cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch.

Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ngày 5/5 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định một nhiệm vụ cụ thể về xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sông Tô Lịch.

Theo đó, TP Hà Nội đã nghiên cứu đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group cho biết, việc xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh" đã nhận được giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. "Việc này không chỉ là sự ghi nhận mà còn là động lực để biến ý tưởng thành thực tế, mang lại không gian văn hoá lịch sử cho người dân. Việc cải tạo, làm đẹp cho sông Tô Lịch là mong muốn của nhiều người dân Thủ đô", ông Tuấn Anh cho hay.

Phối cảnh du khách dùng thuyền rồng du lịch trên sông Tô Lịch.

Phối cảnh cổng trời Torii tại đền Itsukushima (Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản) trên sông Tô Lịch.

Phối cảnh hầm ngầm chống ngập được đặt sâu trên 30m dưới đường Nguyễn Đình Hoàn, Quan Hoa, Nguyễn Khang… và kéo dài tới dưới đường Kim Giang, tức bên ngoài sông để tránh ảnh hưởng tới sông Tô Lịch.

Ngô Nhung

Tin mới