Sáng 30/1 mới đây, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hải Phòng phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, tại xã An Đồng (An Dương, Hải Phòng)
Dự án có tổng diện tích hơn 30 ha, với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa từ các tập đoàn, doanh nghiệp, nhân dân và công nhân viên chức lao động.
Hồ nước hình chữ nhật phía trước Nhà tưởng niệm.
Trong hồ hiện có 6 con thiên nga có nguồn gốc từ Hà Lan
Và 5 đôi chim uyên ương khá đẹp.
Miếu thờ bà chúa Nam Phương trong khuôn viên khu tưởng niệm.
Đền chính, được xây dựng và hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 111 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Nhà tưởng niệm (đền chính) có diện tích 312 m2, gồm nhà tiền bái, hậu cung, nơi đặt ban thờ và tượng thờ lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
Phía sau nhà tưởng niệm là các ngọn núi nhân tạo.
Gian tiền bái
Ban thờ tượng chân dung lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Phía trong hậu cung thờ tượng lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh trong tư thế ngồi ung dung, tự tại, tay phải cẩm quyển sách. Bên trên có bức đại tự: "Trung nghĩa kiên cường".
Tượng lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh được thờ trong gian hậu cung nhà tưởng niệm.
Sáng 30/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng các vị lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hải Phòng về dự Lễ khánh thành công trình Nhà tưởng niệm và dâng hương tưởng nhớ, tri ân lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
Trong lưu bút tại Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết: “Tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, chúng tôi quyết tâm phấn đấu đi theo con đường của Đảng, của Bác Hồ và đồng chí đã lựa chọn, cùng quyết tâm phấn đấu đưa dân tộc ta tiến bước trong sự nghiệp xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Cũng tại buổi Lễ, đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã trao Bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia cho Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
2 nhà bia diện tích mỗi nhà 36m2, nhà tả vu, hữu vu mỗi nhà có diện tích 134m2 để trưng bày các hiện vật về thân thế sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, đón tiếp khách, chuẩn bị soạn lễ.
Các công trình phụ trợ gồm: nhà làm việc của Ban quản lý, nhà bảo vệ, nhà ki-ốt, sân, vườn, cây xanh, thảm cỏ, bãi để xe, vệ sinh công cộng, hồ sen, tường bao, cổng chính, cổng phụ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khuôn viên Nhà tưởng niệm.
Nhà tưởng niệm cũ được xây dựng từ năm 2008, nơi thờ liệt sỹ Hồ Ngọc Lân, các anh hùng liệt sỹ, đồng bào bị chết trong chiến tranh.
Trong nhà tưởng niệm còn lưu giữ nhiều hình ảnh, kỷ vật về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng của các vị lãnh đạo tiền bối của Đảng.
Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908, tại làng Diêm Điền, nay là thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước.
Thân phụ là cử nhân Nguyễn Đức Tiết, làm nghề dạy học. Thân mẫu là bà Trần Thị Thùy, (quê ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Cha mất sớm, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh được bạn của cha ở quê ngoại nuôi ăn học.
Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh giác ngộ cách mạng từ rất sớm, là một trong những người đề ra và gương mẫu thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào hầm mỏ, bến cảng, nhà máy dể lao động, rèn luyện và tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lênin.
Quá trình hoạt động cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh từng đảm nhiệm, giữ nhiều trọng trách, vai trò quan trọng: Tham dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ; thành viên tích cực tham gia thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước; trực tiếp thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở TP Hải Phòng;
Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tham gia thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, Ủy viên BCH Trung ương lâm thời và Bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng; chủ trì Hội nghị đại biểu thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và được bầu làm Hội trưởng lâm thời; đồng thời Hội nghị đã quyết định xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh phụ trách.
Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh bị chính quyền thực dân Pháp bắt và kết án tử hình do hoạt động cách mạng tại Đề Lao Hải Phòng ngày 31/7/1932.
Sau 75 năm, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh bị giặc Pháp xử chém cùng với liệt sỹ Hồ Ngọc Lân. Đến tháng 9/2007, di hài của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân được tìm thấy tại khuôn viên Công ty Cổ phần Giầy Thống Nhất (xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng).
Năm 2008 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Thành ủy, UBND TP Hải Phòng đã giao cho Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng làm chủ đầu tư xây dựng Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân tại chính nơi tìm thấy hài cốt của 2 đồng chí.
Sau hơn 8 năm đưa vào hoạt động, Nhà tưởng niệm đã trở thành địa chỉ đỏ của Thành phố nói riêng, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung trong việc giáo dục tư tưởng, truyền thống cách mạng sâu sắc về tấm gương sáng của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.