Truyền hình nhà nước Iran ngày 28/5 cho đăng tải hình ảnh về một căn cứ máy bay không người lái chiến lược 313 được xây ngầm dưới dãy núi Zagros, phía tây Iran. Vị trí chính xác của căn cứ này không được tiết lộ. (Ảnh: Reuters)
Cũng theo phía Iran, căn cứ này đang cất giữ khoảng 100 chiếc UAV, bao gồm cả UAV tấn công Ababil-5, được trang bị tên lửa Qaem-9, một phiên bản không đối đất được Iran phát triển từ tên lửa Hellfire của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Được biết Thiếu tướng Mohammad Bagheri, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Iran và Thiếu tướng Abdolrahim Mousavi, tư lệnh Lục quân Iran đã cùng đến thị sát căn cứ ở Zagros vào hôm qua. (Ảnh: Reuters)
Theo tướng Bagheri căn cứ ở Zagros dành riêng cho lực lượng UAV tấn công chiến lược của Iran, đồng thời khẳng định nước này không bao giờ coi nhẹ những nguy cơ, luôn luôn tỉnh táo và cảnh giác trước mọi hành động thù địch từ bên ngoài. (Ảnh: Reuters)
Còn tướng Mousavi cho biết căn cứ nằm cách mặt đất “hàng trăm mét”, nhưng không tiết lộ thêm thông tin chi tiết. (Ảnh: Reuters)
Theo truyền thông Iran, chiếc máy bay dẫn đầu phi đội là “Kaman-22”, được trang bị tên lửa và có tầm hoạt động lên đến 2.000 km. Trong ảnh phiên bản UAV Kaman-12. (Ảnh: Reuters)
Iran khởi động chương trình máy bay không người lái của nước này từ những năm 1980 và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc phát triển các mẫu UAV vũ trang trong những năm gần đây. (Ảnh: Reuters)
Tướng Mousavi khẳng định, các máy bay không người lái của các lực lượng vũ trang Iran là lực lượng UAV mạnh nhất trong khu vực và luôn được nâng cấp có thể tấn công tầm xa. 60 máy bay không người lái có thể bay từ căn cứ 313 cùng một lúc mà không có bất kỳ giới hạn nào về mục tiêu. (Ảnh: Reuters)
Cũng tại căn cứ 313, Iran cũng giới thiệu hai mẫu tên lửa hành trình Heidar 1 và Heidar 2 (trong ảnh) được triển khai từ các máy bay tấn công không người lái Fotros, tầm bắn của loại tên lửa này được cho là có thể lên đến 200 km. (Ảnh: Reuters)
Ngoài phi đội UAV tấn công, Iran cũng sử dụng căn cứ 313 làm nơi cất giữ một phần tên lửa hành trình do nước này tự phát triển. (Ảnh: Reuters)