Dù không thiếu dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc nhưng cho đến nay, chuyên gia ngành dược vẫn xếp củ hành vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh theo cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ. Hành rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.
Hành sống là thuốc kháng sinh hiệu nghiệm
Củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh cao. Tác dụng thanh trùng đường hô hấp càng rõ nét nếu dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm.
Nhai củ hành sống là biện pháp hữu hiệu để thanh trùng vùng hầu họng bằng cách mượn cơ chế chảy nước mũi, trào nước mắt để đào thải tạp chất bám chặt trên niêm mạc đường hô hấp, tránh trường hợp độc chất tập trung quá nhiều gây hiện tượng viêm tấy hay dị ứng.
Ngoài ra, có một cách để tạo ra loại nước súc miệng tuyệt vời từ củ hành mà một ngự y của Hoàng gia nước Áo đã “sáng chế” ra. Rất đơn giản, xắt nhỏ củ hành, ngâm trong mật ong một đêm. Sau đó pha thêm nước lọc theo tỉ lệ 1 mật, 3 nước rồi dùng dung dịch này súc miệng mỗi giờ một lần cho người gặp trục trặc với đường hô hấp.
Ăn hành sống giúp hạ mỡ máu
Khác với cơ chế tác dụng thông thường của nhiều loại thuốc chống mỡ máu là giảm thiểu cholesterol một cách thụ động, củ hành có tác dụng nhanh chóng thông qua ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng biến dưỡng chất béo của lá gan. Chất béo loại hữu ích như HDL trong cơ thể càng nhiều thì chất béo loại gây xơ vữa mạch máu, gây xơ gan, hại thận như LDL, triglyceride càng “lép vế”.
Những người muốn chủ động kiểm soát lượng mỡ máu nên thêm hành sống vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên.
Một số lưu ý khi ăn hành củ:
Hành củ rất giàu hợp chất phytonutrient, có tác dụng bảo vệ tim. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh dạ dày cần hạn chế ăn hành sống, hoặc trộn giữa hành sống và chín để giảm tác dụng phụ không mong muốn của hoạt chất. Ngoài ra, nên chọn những củ hành còn tươi, nếu hành đã mọc mầm thì không nên dùng vì có thể sẽ gây ung thư.
Video: Hiểm họa khôn lường từ bánh tráng trộng đường phố