Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ lập kỷ lục mua dầu Nga

(VTC News) -

Dữ liệu từ cơ quan thương mại Ấn Độ cho biết, quốc gia Nam Á này nhập khẩu dầu Nga với số lượng kỷ lục trong tháng 6.

Reuters dẫn nguồn cơ quan thương mại Ấn Độ cho biết, nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga đã tăng vọt lên mức kỷ lục - khoảng 950.000 thùng/ngày vào tháng 6, chiếm gần 1/5 tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.

Theo đó, trong khoảng thời gian này, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ tăng mua dầu Brent của Nga được bán với giá chiết khấu, trong khi giảm nhập khẩu dầu thô từ Trung Đông.

Phương Tây cấm dầu Nga là cơ hội đê Ấn Độ mua được dầu giá rẻ từ Moskva.

Theo dữ liệu cơ quan thương mại Ấn Độ, nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng 15,5% trong tháng 6 so với tháng 5, trong khi nhập khẩu từ Iraq và Ả-rập Xê-út giảm lần lượt 10,5% và 13,5%. Qua đó, kéo thị phần dầu nhập khẩu từ Trung Đông từ 59,3% xuống 56,5%.

Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Ấn Độ sau Iraq, trong khi Ả Rập Xê-út vẫn ở vị trí thứ ba trong tháng thứ hai liên tiếp.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva đã tạo cơ hội cho các nhà lọc dầu Ấn Độ tăng mua dầu của Nga với giá chiết khấu, trong khi nhiều quốc gia châu Âu không thể mua dầu Nga do lệnh cấm vận.

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, dầu của Nga chỉ chiếm 0,2% tổng lượng dầu mà Ấn Độ nhập khẩu. Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, nhập khẩu dầu của nước này từ Nga đã tăng vọt lên 682.200 thùng/ngày từ 22.500 thùng/ngày trong cùng kỳ năm ngoái.

Dù mua số lượng dầu kỷ lục từ Nga, song mới đây Bộ Dầu mỏ Ấn Độ xác nhận "năng lượng mua từ Nga vẫn rất nhỏ so với tổng mức tiêu thụ của Ấn Độ".

Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Nước này bị phương Tây chỉ trích vì mua dầu của Nga. Tuy nhiên, New Delhi bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng phần nhập khẩu này của họ chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu chung của cả nước.

Các nhà chức trách cũng cho biết Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu “giá rẻ” của Nga vì việc dừng nguồn này đột ngột có thể làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng.

Kông Anh

Tin mới