Người được nhắc đến là chính là Trạng Hổ Nghiêm Viên.
Theo sách Chuyện hay trong sử Việt, Nghiêm Viên - tên thường gọi là Nghiêm Hoãn (quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay), đỗ trạng tại khoa thi Bính Thìn (1496) đời Lê Thánh Tông.
Tương truyền, trước ngày diễn ra khoa thi, vua Lê Thánh Tông nằm mộng thấy một con hổ ăn đầu người. Sau khi có kết quả thi, vua cho gọi những người đỗ vào thì thấy tân khoa vạm vỡ, tướng mạo dữ tợn, xưng là Nghiêm Viên.
Khi biết Nghiêm Viên sinh năm Dần, vua nghĩ lại giấc mơ đêm trước. Cũng vì thế, vua quyết định đổi tên cho ông là Nghiêm Hoãn để tránh điềm gở. Sau đó, vua gả công chúa cho tân trạng nguyên. Vì sinh vào năm Dần, nên khi đỗ trạng nguyên, Nghiêm Viên được gọi là Trạng Hổ.
Đỗ Trạng nguyên và được vua gả công chúa, nhưng Nghiêm Viên lại chết thảm dưới bàn tay độc ác của vợ mình. (Ảnh minh hoạ)
Trước khi đỗ trạng nguyên và được gả công chúa, Nghiêm Viên đã có vợ ở quê. Vợ ông tính ghê gớm, biết tin chồng sắp trở thành phò mã thì nổi cơn ghen.
Quá mức tức giận, vợ Nghiêm Viên lập tức nghĩ cách để trả thù. Bản thân là thường dân nên không dám đụng đến công chúa, người vợ này bỏ thuốc độc vào thức ăn trong bữa tiệc mừng khi Nghiêm Viên vinh quy bái tổ. Nghiêm Viên ăn xong rồi trúng độc chết. Lúc đó ông thậm chí còn chưa kịp đứng ra làm quan, tận hiến tài năng của mình cho nước nhà.
Câu chuyện buồn đó khiến Nghiêm Viên trở thành trạng nguyên duy nhất trong lịch sử bị đầu độc. Công chúa của vua Lê Thánh Tông vừa lấy chồng đã thành góa phụ. Bản thân người vợ của Nghiêm Viên sau khi mọi chuyện xảy đến có hối hận thì cũng đã muộn.
Về chuyện này, sách Khâm định Việt sử thông giám Cương mục viết về khoa thi năm Bính Thìn (1496) ghi chép: "Nghiêm Viên, người làng Bồng Lai, huyện Quế Dương, sau khi đỗ, lấy công chúa. Đến lúc về nhà bị vợ đánh thuốc độc chết".