Báo Vietnamnet dẫn lời BSCK2 Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa y học cổ truyền - phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, về khoa học, cơm rượu được nghiên cứu và kết quả nghi nhận là có tác dụng giảm mỡ máu xấu, cải thiện chức năng tim mạch, huyết áp.
Điểm này cũng tương đồng với lời khuyên của bác sĩ tim mạch cho phép sử dụng rượu vang với mức độ 1 ly/ngày giúp cải thiện vần đề tim mạch. Tuy nhiên, cơm rượu tính nóng, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng.
Theo y học cổ truyền thì người thể trạng nóng là người không cân bằng giữa âm và dương. Phần âm không khống chế được phần dương và biểu hiện nóng trội lên. Biểu hiện này thường là cảm giác nóng, bứt rứt, ngủ không yên, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng.
Trong y học cổ truyền có câu “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, nên người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho người nóng hơn, đối với bạn trẻ thì thấy nổi mụn trứng cá nhiều hơn.
Cơm rượu là món ăn được làm từ nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng. (Ảnh: NL)
Tác dụng của cơm rượu
Kích thích tiêu hóa
Cơm rượu nếp cẩm, nếp cái có thể thưởng thức cả phần nước lẫn cái. Cơm rượu được lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường. Quá trình lên men này tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện vấn đề táo bón, góp phần ngăn ngừa một số bệnh đường ruột.
Hương vị lên men nhẹ, chua chua ngọt ngọt của cơm rượu nếp cẩm được xem là món ăn yêu thích của nhiều người. Các chất xơ và axit trong cơm rượu hỗ trợ ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tiêu hóa.
Thải độc gan
Uống nhiều rượu gây hại cho gan, nhưng trong cơm rượu nếp thường có nồng độ cồn thấp và chứa nhiều vitamin tốt cho gan như vitamin B, E. Các loại vitamin này hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường thải độc giúp gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng với mức độ hợp lý, không ăn quá nhiều.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Cơm rượu nếp qua quá trình lên men tạo thành món ăn. Do đó, những người bị hội chứng ruột kích thích, khó tiêu, táo bón có thể thưởng thức cơm rượu nếp cùng các món ăn lành mạnh khác như rau xanh, các loại quả. Nhờ sự hỗ trợ của men trong cơm rượu, hệ tiêu hóa được tăng cường sức khỏe.
Trên đây là những người không nên ăn cơm rượu nếp. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa món này nhé.