Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

'Ác điểu' MQ-9 Reaper của Mỹ khóa mục tiêu và đoạt mạng Tướng Iran thế nào?

(VTC News) -

Ngay cả trước khi Tướng Qassem Soleimani của Iran đặt chân tới sân bay quốc tế ở Baghdad hôm 3/1, số phận của ông được định đoạt.

Chuỗi sự kiện dẫn tới vụ tấn công chỉ huy Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran bắt đầu nhiều giờ trước đó tại Beirut, Lebanon. 

Tại thủ đô của Lebanon, Mỹ nắm được thông tin về kế hoạch di chuyển của nhân vật quyền lực số 2 Iran, theo dõi thời điểm ông này lên máy bay hướng về sân bay quốc tế Baghdad. 

Nhóm máy không người lái Mỹ, trong đó có một chiếc được trang bị các tên lửa không đối đất Hellfire dẫn đường bằng laser thường được sử dụng trong các vụ tấn công các tên khủng bố đầu sỏ bay phía trên, giám sát chuyến bay tới thủ đô Iraq của ông Soleimani.

Một chiếc MQ-9 Reaper của không quân Mỹ. (Ảnh: Quân đội Mỹ)

"Ác điểu" MQ-9 Reaper, siêu máy bay không người lái với sải cánh dài 20 m của Mỹ khóa mục tiêu khoảng 10 phút trước khi nã tên lửa vào 2 chiếc xe chở chỉ huy Iran và các quan chức cấp cao khác, trong đó có người đứng đầu nhóm dân quân Iraq. 

Các máy ảnh trên Reaper có thể giúp định vị mục tiêu, xác định vị trí chính xác mà ông Soleimani ngồi trong xe, thậm chí là cả loại quần áo mà ông này mặc, theo Brett Velicovich, một cựu quân nhân lực lượng đặc nhiệm Mỹ từng tham gia vào các chiến dịch có sự tham gia của máy bay không người lái Mỹ ở Iraq và Afghanistan. 

Chiếc xe chở ông Soleimani là chiếc đi trước khi mở đường rời khỏi sân bay, nhung tụt lại phía sau sau khi bị 2 tên lửa Hellfire nhắm trúng. Không có xe dân sự nào trong tầm ngắm của Reaper khi đó. 

Thông tin này chứng thực tuyên bố trước đó của một quan chức Mỹ rằng tất cả các bước đều được tính toán cẩn thận, loại bỏ nguy cơ gây thương vong dân sự. Nó cũng chứng mình khả năng của Mỹ trong việc nhắm mục tiêu di động và đoạt mạng đối thủ từ trên không một khi có đủ thông tin tình báo. 

"Thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Baghdad dễ thành công hơn nhiều so với ở đâu đó tại Yemen bởi máy bay không người lái có thể bay ở độ cao thấp hơn. Mọi người sẽ không chú ý đến nó như cách mà mục tiêu nhận ra sự lảng vảng của một chiếc máy bay không người lái giữa sa mạc", ông Velicovich phân tích. 

Theo Kenneth Katzman, chuyên gia phân tích cấp cao tại Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Soleimani là một nhân vật nổi tiếng, hoạt động công khai nên được nhiều người biết tới. Do đó việc nắm được thông tin về lịch trình của ông này nhờ các chia sẻ tình báo cơ bản là tương đối dễ dàng, không đòi hỏi mức độ hợp tác bất thường nào. 

Trước chiến dịch tiêu diệt vị tướng máu mặt của Iran, Mỹ từng chứng minh khả năng nhắm mục tiêu di động và tấn công kịp thời bằng Hellfire trong chiến dịch tiêu diệt đao phủ Jihadi John của IS. Khi bị đoạt mạng, tên này đang ngồi trong một chiếc xe ở Raqqa, Syria.

Tuy nhiên, ví dụ thành công nhất trong lịch sử quân sự Mỹ về khả năng "nhắm mục tiêu chuyển động" là chiến dịch tiêu diệt Isoroku Yamamoto, kiến trúc sư cuộc tấn công Trân Châu Cảng tháng 4/1943. 

4 chiếc P-38 của Không quân Mỹ bay tới 700 km trước khi bắn hạ máy bay chở Đô đốc Nhật 

 

Song Hy (Nguồn: Bloomberg)

Tin mới