Thành ngữ là loại hình văn học dân gian tồn tại lâu đời, được định nghĩa là tập hợp từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Với đặc điểm ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, thành ngữ lan truyền nhanh chóng thông qua phương pháp truyền miệng, dẫn đến tình trạng "tam sao thất bản", nhiều câu thành ngữ bị sai đi vì cách phát âm, cách biến âm…
Chẳng hạn, “Ướt như chuột lột” là câu cửa miệng người Việt dùng khi nói về người nào đó bị ướt sũng, ướt nhẹp thê thảm. Nhưng từ trước tới nay, dường như chưa có sự giải thích về mặt từ nguyên nào có thể coi là thỏa đáng và có sức thuyết phục về gốc gác ngữ nghĩa của thành ngữ này.
'Ướt như chuột lột" hay "ướt như chuột lội" mới là câu thành ngữ chính xác?
"Ướt như chuột lột" hay "ướt như chuột lội" - nhiều người nhầm lẫn nhưng rất ít khi nhận ra điều này. Vậy "ướt như chuột lột" hay "ướt như chuột lội" mới là câu thành ngữ chính xác, ám chỉ đúng ý nghĩa của câu nói này? hãy bình luận ở phía dưới về câu trả lời của bạn.