Nhà bếp bừa bộn: Các chuyên gia tin rằng, một nhà bếp lộn xộn sẽ làm ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn của bạn. Đây là nguyên nhân khiến bạn luôn muốn ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ngọt.
Mất ngủ: Ngủ không đủ giấc làm tăng ghrelin, một loại hormone gây thèm ăn. Các nghiên cứu cũng chứng minh, một người ngủ ít sẽ luôn có xu hướng thích các món ăn chiên rán và thực phẩm có đường.
Vừa ăn vừa sử dụng mạng xã hội: Những người dành nhiều thời gian cho phương tiện truyền thông trong khi ăn sẽ tiêu thụ lượng thực phẩm nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do lúc này não bộ và các cơ quan tiêu hóa thức ăn không hoạt động tập trung, không kiểm soát được lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Mất cảm giác no: Một khi lượng thức ăn tiêu thụ bị quá tải, cơ thể sẽ chịu trách nhiệm sản sinh ra 1 loại hormone cảnh báo. Tuy nhiên, thường xuyên ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị suy giảm lượng hormone này, chức năng thông báo cảm giác no từ đó cũng bị ảnh hưởng.
Yếu tố sinh học: Một lý do khác khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường là do tổn thương não. Phần não này có tác dụng kiểm soát cảm giác thèm ăn thông qua những thông điệp được gửi đi từ cơ quan thần kinh trung ương. Khi cơ quan này bị ảnh hưởng, bạn sẽ mất đi cảm giác no và thèm ăn.
Mất nước: Đôi khi cơ thể của bạn dễ bị nhầm lẫn giữa cơn khát và cơn đói. Đây là nguyên nhân khiến bạn ăn không kiểm soát dù chỉ cảm thấy khát. Lúc này, việc cần làm là bạn cần uống một cốc nước ấm hoặc trà để giảm bớt cảm giác thèm ăn.