Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi đang 'tấn công' cơ thể: Chậm đi khám sẽ nguy hiểm

(VTC News) -

Phổi không chỉ có nhiệm vụ hô hấp mà còn có chức năng tạo máu, vì vậy cần chú trọng chăm sóc, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để chữa trị kịp thời.

Phổi là cơ quan thông với mũi và miệng nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công, ngoài ra các biểu hiện của bệnh phổi cũng không rõ ràng, nên ở giai đoạn đầu người ta thường nhầm thành bệnh cảm cúm thông thường, khiến bệnh nhẹ chuyển biến thành bệnh nặng.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, con người đã chú ý đến phổi hơn, vì khi nhiễm bệnh virus sẽ tấn công phổi đầu tiên. Ngoài ra, trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do bệnh phổi cũng thuộc top đầu.

Phổi không chỉ có nhiệm vụ hô hấp mà còn có chức năng tạo máu, vì vậy cần chú trọng chăm sóc, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.

 

Một số dấu hiệu của bệnh phổi

Khi thấy cơ thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường sau, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, bởi rất có thể phổi của bạn đã gặp vấn đề.

1. Mũi chuyển màu đen

Phổi thông trực tiếp với miệng và mũi nên có thể quan sát được sức khỏe của phổi qua mũi. Nếu bạn khỏe mạnh, mũi sẽ hồng hào và sáng bóng một cách tự nhiên; ngược lại, nếu phổi bị tổn thương, da mũi sẽ sạm dần đi và nước da trở nên xỉn màu.

Đặc biệt với những người hút thuốc lá lâu ngày, một lượng lớn chất độc trong thuốc lá sẽ tích tụ trong phổi, cơ thể không kịp đào thải những chất độc này ra ngoài sẽ khiến mũi chuyển sang màu đen.

Nếu bạn thấy mũi chuyển sang màu đen thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra chức năng phổi.

2. Da mặt chuyển màu đen

Người có sức khỏe tốt thường có sắc mặt đỏ hồng, nước da đẹp; ngược lại, người có nước da ngăm đen, vàng vọt thường là biểu hiện của sức khỏe kém. Đặc biệt, làn da sẫm màu có thể là dấu hiệu của sự suy giảm chức năng phổi.

Khi chức năng phổi suy giảm, khí huyết khó lưu thông, máu cung cấp lên mặt không đủ, lượng oxy cung cấp cũng không kịp thời, làm sắc mặt sẽ trở nên đen sạm.

3. Môi tím

Một lá phổi khỏe mạnh có thể liên tục cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu phổi bị tổn thương, khả năng cung cấp oxy sẽ bị suy yếu. Khi không được cung cấp đủ oxy, cơ thể sẽ xảy ra nhiều phản ứng bất thường, môi cũng chuyển sang màu tím.

 

4. Đau đầu

Nếu bạn là người hút thuốc lá lâu năm thì phải chú ý đến tình trạng đau đầu thường xuyên, rất có thể là do bệnh ung thư phổi đã di căn, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.

Một số bệnh nhân ung thư phổi không có các triệu chứng điển hình về đường hô hấp như ho, ho ra đờm, trong đờm có máu... nhưng rất có thể tế bào ung thư phổi đã di căn lên não. Bởi não vốn không có nhiều không gian nên chỉ cần một khối u nhỏ cũng có thể gây ra những triệu chứng bất thường như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa... Trường hợp nặng có thể gây mất khả năng ngôn ngữ, ngất, động kinh, liệt nửa người,...

5. Ho thường xuyên

Khi có dị vật xâm nhập, các mao mạch trong phổi sẽ kích hoạt cơ chế tự giải độc, tống dị vật ra ngoài qua đường ho. Nhìn chung, chứng ho này có thể khỏi trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu ho thường xuyên, dù uống thuốc cũng không thuyên giảm, thì có thể trong phổi đã có quá nhiều chất độc hoặc phổi bị bệnh, cần hết sức cảnh giác.

6. Có máu trong đờm

Nếu ho ra đờm, trong đờm có tia máu, tức là phổi đã bị tổn thương ở mức độ tương đối nghiêm trọng, rất có thể đã bị ung thư, nếu kèm theo sốt cao thì phải hết sức lưu ý, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

Làm gì để giữ gìn một lá khổi khỏe mạnh?

1. Uống nhiều nước

Phổi có khả năng tự thanh lọc và đào thải chất độc, song nếu hít phải quá nhiều chất độc hại, phổi có quá nhiều gánh nặng sẽ không thể thực hiện quá trình trao đổi chất kịp thời. Do đó, chúng ta nên xây dựng thói quen uống nhiều nước, thực hiện việc thải độc phổi kịp thời, đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc ra ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động của phổi.

Khi uống nước bạn cũng có thể cho thêm một ít trà hoa cúc, sẽ giúp lợi phổi, thông họng. Loại trà này chủ yếu được làm từ các loại dược liệu thiên nhiên như quả la hán, hạt đười ươi, lá tì bà, hoa cúc, kim ngân hoa...

 

2. Hít thở không khí trong lành

Thường xuyên đến những nơi có không khí trong lành như công viên, rừng cây xanh để tập hít thở sâu. Việc hít thở không khí trong lành sẽ giúp bạn cải thiện chức năng phổi. Ngoài ra, nên thường xuyên mở cửa sổ để không khí trong phòng được lưu thông.

3. Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục là cách tốt nhất để tăng cường chức năng tim phổi. Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể giúp nâng cao thể lực và khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng chống lại virus, bảo vệ phổi không bị tổn thương.

Lan Hương

Tin mới