Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

5 nguyên nhân gây đau lưng ai cũng nên biết để phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ

(VTC News) -

Tỷ lệ mắc bệnh đau thắt lưng chỉ đứng sau cảm lạnh, đặc biệt là với người trung niên và cao tuổi.

Nhiều người gặp rắc rối với chứng đau thắt lưng. Tỷ lệ mắc bệnh này chỉ đứng sau cảm lạnh, đặc biệt là với người trung niên và cao tuổi. Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh đau thắt lưng càng tăng lên. Các triệu chứng của nó cũng tăng lên, trường hợp nặng có thể dẫn đến tàn phế và tăng gánh nặng tâm lý.

Nguyên nhân gây đau thắt lưng khá phức tạp, thường là do thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, khối u hoặc bệnh xương khớp,… Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do xương hoặc cơ ở vùng thắt lưng gặp vấn đề.

 

1. Loãng xương

Người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh cần cảnh giác cao độ với căn bệnh loãng xương nếu bị đau thắt lưng. Do mất đi một lượng lớn canxi nên những người này dễ gặp phải tình trạng đau thắt lưng, ví dụ như khi hắt hơi hoặc ho họ có thể gặp phải hiện tượng gãy xương thắt lưng, dẫn đến đau vùng thắt lưng dữ dội.

2. Tổn thương xương

Xương bình thường có thể chịu được trọng lượng lớn. Tuy nhiên, nếu trọng lượng quá lớn có thể làm tăng sức căng của các khớp xung quanh cột sống thắt lưng, làm mòn bề mặt sụn của các khớp cột sống thắt lưng.

Thông thường, đĩa đệm có khả năng đàn hồi giống như một chiếc lò xo và có thể phục hồi được, nhưng trọng lượng quá lớn có thể gây thoái hóa đĩa đệm thắt lưng, gây tăng sản xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa cột sống thắt lưng và gây đau.

3. Nhiễm khuẩn

Khi sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cột sống, đặc biệt là vi khuẩn Brucella và Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn cư trú và sinh sôi trong cột sống, khiến các mô xung quanh bị phá hủy và gây ra các cơn đau. Kiểu đau thắt lưng này khởi phát chậm và có biểu hiện đau tăng dần.

Ngoài ra, bệnh quai bị cũng có thể gây đau thắt lưng dữ dội, do mô lymphô phân bố cạnh cột sống nên các tế bào viêm nhiễm có thể lây lan theo hệ thống bạch huyết, gây nhiễm trùng mô quanh cột sống, dẫn đến áp xe cơ thắt lưng, trường hợp nặng có thể phá hủy cột sống thắt lưng.

 

4. Căng cơ thắt lưng

Cơ hoành và cơ multifidus duy trì sự ổn định của cột sống thắt lưng; cơ dựng cột sống hoặc cơ thang cung cấp sức mạnh cho hông và hỗ trợ một số vận động. Tuy nhiên, cột sống thắt lưng giữ nguyên một tư thế có thể kéo căng cân mạc và cơ, từ đó gây ra tình trạng viêm mãn tính hoặc quá tải, dẫn đến đau thắt lưng.

Đau thắt lưng thường gặp ở phụ nữ, do cơ thắt lưng của phụ nữ tương đối yếu, khối lượng xương thấp, khả năng nâng đỡ của cột sống thắt lưng kém, khả năng bảo vệ cột sống thắt lưng của các cơ cũng yếu.

5. Bị kích thích vì lạnh

Khi bị kích thích vì lạnh, các cơ sẽ bị căng và co thắt. Theo thời gian, tình trạng căng cơ vùng thắt lưng sẽ trầm trọng hơn, làm tăng tải trọng lên đĩa đệm vùng thắt lưng, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, đau thắt lưng còn có thể liên quan đến sỏi đường tiết niệu, đau thắt lưng đột ngột và dữ dội thường đi cùng với cảm giác khó chịu khi đi tiểu.

Khi bị đau thắt lưng cấp tính, bạn không nên tự nghỉ ngơi thư giãn và uống thuốc giảm đau, mà cần hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để xem có phải gãy xương thắt lưng hay nhiễm trùng, vỡ động mạch bóc tách, phình động mạch và chửa ngoài tử cung... hay không.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên quan tâm đến vùng thắt lưng của mình, không nên đứng hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu, nửa tiếng nên thay đổi tư thế một lần.

Lan Hương (Nguồn: Familydoctor)

Tin mới