Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 lý do Ấn Độ có thể mua tàu ngầm hạt nhân từ Pháp

Thỏa thuận AUKUS gần đây mở ra khả năng Canberra mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ dẫn đến việc hủy bỏ thỏa thuận 90 tỷ AUD với Pháp.

New Delhi có cảm xúc lẫn lộn về thỏa thuận AUKUS, họ vừa rất vui vì thỏa thuận này là một hành động nhằm vào Trung Quốc nhưng đồng thời, người Ấn Độ cũng lấy làm tiếc rằng Washington chưa bao giờ coi họ là đồng minh đủ xứng đáng để được trao tàu ngầm hạt nhân. Ấn Độ đã thuê một tàu ngầm Akula của Nga và được cho là đang nhận thêm một chiếc nữa trong khi nước này đang tìm cách xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân sản xuất trong nước.

Tàu ngầm Chakra lớp Akula. (Ảnh: eurasiantimes.com)

Tuy nhiên, tàu ngầm của Nga không thể được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân. Mặt khác, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã gặp phải những vấn đề điển hình của quá trình sản xuất vũ khí nội địa - sự chậm trễ, chi phí vượt trội và chất lượng sản phẩm. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất, New Delhi nên và bắt đầu nói chuyện với Paris về việc mua tàu ​​ngầm hạt nhân của Pháp. Có những lý do thuyết phục để làm như vậy.

Tại sao Ấn Độ nên đặt vấn đề với Pháp?

Thứ nhất, Ấn Độ khó có được tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Mối quan tâm của Mỹ về an ninh công nghệ ở Ấn Độ vẫn còn và trong khi có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này trong thập kỷ qua, những lo lắng vẫn tồn tại. Do đó, Washington sẽ không chuyển giao công nghệ nhạy cảm như vậy cho Ấn Độ.

Thứ hai, Australia đang sở hữu tàu ngầm hạt nhân vì họ được coi là đồng minh trung thành và kiên định. Ấn Độ vẫn là đối tác mà Mỹ đánh giá có những khác biệt lớn.

Thứ ba, Australia đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ của Mỹ và điều này làm cho khả năng tương tác giữa Hải quân Mỹ và Australia gần như chuẩn vì các sĩ quan Australia có thể làm việc trên các tàu Mỹ. Ấn Độ còn lâu mới có thể làm được như vậy. Người ta ước tính, để làm cho quân đội Ấn Độ có thể tương tác hoàn toàn với các lực lượng Mỹ, có thể mất tới 100 tỷ USD.

Thứ tư, người Australia đang mua tàu ngầm hạt nhân nhưng không được phép đưa vũ khí hạt nhân lên tàu. Người Australia cũng không sẵn sàng gạt bỏ mối quan tâm của công chúng về vũ khí hạt nhân. Do đó, ngay cả khi các tàu ngầm của Mỹ có mặt tại New Delhi, họ sẽ không cung cấp cho Ấn Độ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân mà nước này tìm kiếm để đảm bảo khả năng đòn tấn công thứ hai chống lại Trung Quốc.

Thứ năm, liên minh phương Tây có lợi ích trong việc nâng cao năng lực Hải quân của Ấn Độ vì New Delhi hiện là một thành viên nhiệt tình của Đối thoại An ninh Tứ giác (QUAD) và muốn đóng vai trò chủ động hơn trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Như mọi thứ đang cho thấy, khả năng răn đe hạt nhân của Hải quân Ấn Độ không đáng tin cậy vì tàu Akula của Nga không thể được trang bị vũ khí hạt nhân và tàu Arihant sản xuất trong nước gây ồn ào và như được nhận xét, nó không phải là một tàu ngầm hoạt động mà là một trình diễn công nghệ. Không rõ liệu tên lửa có đầu đạn hạt nhân có thể được phóng từ tàu Arihant chìm hay chúng có liên kết với các thiết bị của Ấn Độ đặt trên không gian để nhắm chính xác các mục tiêu của đối phương trên biển và trên đất liền hay không.

Mối liên hệ với Pháp

Người Pháp có lịch sử trong việc đóng tàu ngầm hạt nhân và trong quá khứ, đã cho phép Ấn Độ trang bị cho các hệ thống vũ khí Pháp mang đầu đạn hạt nhân. Sau khi Pháp rời NATO, các nhà hoạch định chính sách của họ đã thành lập Lực lượng de Frappe để đảm bảo Paris có khả năng tấn công đòn thứ hai đáng tin cậy bằng hải quân.

Pháp hiện có các tàu ngầm với 16 bệ phóng tên lửa, có khả năng răn đe hạt nhân đáng kể. Mỗi tên lửa được cho là có ba đầu đạn hạt nhân, vì vậy, một tàu ngầm có khả năng phóng 48 vũ khí hạt nhân.

Tàu ngầm Le Triomphant chạy bằng năng lượng hạt nhân của Pháp; Nguồn: eurasiantimes.com.

Hơn nữa, Pháp không chỉ là nhà cung cấp đáng tin cậy cho Ấn Độ, không đe dọa cắt nguồn cung cấp phụ tùng thay thế trong một cuộc xung đột, mà còn cho phép Ấn Độ trang bị bom hạt nhân cho Mirage 2000.

Trên thực tế, một trong những lý do để mua máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp là Paris sẽ cho phép sử dụng máy bay này cho các nhiệm vụ chiến lược. Kế hoạch hiện tại của Ấn Độ là đóng các tàu ngầm thông thường của Pháp nhưng Hải quân Mỹ luôn có quyền này và tàu ngầm hạt nhân vừa linh hoạt hơn vừa có khả năng sát thương cao hơn so với các tàu ngầm thông thường.

Pháp sẽ sẵn sàng bán những chiếc tàu này kể từ khi điều cấm kỵ về chuyển giao tàu ngầm hạt nhân được xóa bỏ vào những năm 1990 khi Nga cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Charlie để huấn luyện. Giờ đây, thỏa thuận AUKUS đã khiến việc chuyển giao tàu ngầm hạt nhân trở thành một phần có thể chấp nhận được trong quan hệ đối tác quân sự và một tuyên bố rõ ràng của liên minh phương Tây rằng nước này không vi phạm luật không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Sau khi Australia hủy hợp đồng tàu ngầm thông thường, Pháp đang khởi động và quan tâm đến việc cung cấp công nghệ cho Ấn Độ. Ngoài ra, Paris tự coi mình là một đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và một động thái như vậy sẽ củng cố uy tín của họ với tư cách là một đối tác trong khu vực.

Từ quan điểm của Ấn Độ, mối quan hệ với Pháp sẽ có lợi cả về chính trị và quân sự. Trong hệ thống quốc tế, Ấn Độ và Pháp không hoạt động như một quốc gia bảo thủ hay theo chủ nghĩa xét lại. Thay vào đó, họ là những quốc gia theo chủ nghĩa cải cách, những người thích cấu trúc tổng thể trật tự quốc tế và muốn cải thiện vị trí của mình trong trật tự đó. Một liên minh chính trị giữa hai bên là kết quả tự nhiên của những tư duy như vậy.

Về mặt quân sự, Ấn Độ cần có năng lực hải quân hạt nhân nhanh chóng để răn đe Trung Quốc và tăng cường sức mạnh hải quân ở Ấn Độ Dương. Với các tàu ngầm hạt nhân của Pháp New Dehli sẽ đạt được cả hai mục tiêu.

Phải nói rằng việc mua tàu ngầm của Pháp không có nghĩa là Ấn Độ sẽ tìm kiếm hoặc nhận được tên lửa hoặc công nghệ hạt nhân của Pháp. Vì đó sẽ là sự vi phạm luật không phổ biến vũ khí hạt nhân mà Pháp sẽ không muốn thực hiện.

Điều mang lại cho Ấn Độ là một nền tảng hiệu quả và đã được chứng minh có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ tàu ngầm, do đó làm tăng khả năng sát thương của Hải quân Ấn Độ theo cấp số nhân. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ phục vụ tốt hơn lợi ích của Hải quân Ấn Độ. Câu hỏi đặt ra là, liệu chính phủ Ấn Độ và Pháp có thể suy nghĩ theo hướng đó và tạo ra một thỏa thuận như vậy không? Thời gian sẽ trả lời!

Lê Ngọc (VOV.VN)

Tin mới