Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 lối tư duy giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn

(VTC News) -

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết không chỉ trong công việc mà còn hữu ích với cuộc sống hàng ngày.

Để có thể giải quyết mọi vấn đề từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh gọn, bạn cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức vững chắc cũng như tư duy hiện đại. Dưới đây là một số lời khuyên về 5 loại tư duy bạn nên trau dồi để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tư duy mở

Đây là một trong những ưu điểm được nhà tuyển dụng đánh giá cao ở các ứng viên, dù là bạn đang tìm việc làm Bình Dương mới nhất hay bất kỳ địa phương nào khác. Vì sao như vậy?

Một vấn đề đều có nhiều góc nhìn và cách tiếp cận. Mỗi người trong chúng ta lại có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau, từ đó dẫn đến những cuộc tranh luận không ngừng. Nếu như ai cũng chỉ biết bảo vệ quan điểm của mình mà thiếu đi khả năng mở rộng tư duy, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, sẽ rất khó giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thấu đáo.

Do đó, một người có lối tư duy mở có thể dễ dàng tiếp cận những góc nhìn khác mình, thoải mái hơn khi lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của người khác. Cùng với đó, họ sẽ tăng khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đưa ra được nhiều cách giải quyết tốt và hiệu quả tùy tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Vậy nên, bạn hãy cố gắng học cách tiếp cận với lối tư duy mở, học cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm khác nhau của mọi người. Điều này sẽ giúp bạn vừa rèn luyện được tư duy linh hoạt, vừa tăng khả năng giải quyết vấn đề theo chiều hướng tốt nhất.

 

Tư duy logic

Nếu có tư duy logic đồng hành cùng tư duy mở, bạn sẽ là người dễ dẫn đầu trong các đội nhóm. Lý do là người có tư duy logic có thể nhìn vấn đề một cách bao quát hơn cả, biết cách sắp xếp, liên kết những thông tin rời rạc thành chuỗi thông tin liền mạch và rõ ràng, từ đó có thể đưa ra cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất. 

Tư duy xây dựng

Chúng ta thường có thói quen phủ định ý kiến của người khác ngay nếu đó là quan điểm trái ngược với suy nghĩ của mình. Thậm chí, nhiều người còn chưa lắng nghe đầy đủ nội dung đã vội áp đặt quan điểm cá nhân của mình để chứng minh là người khác đang sai lầm. Nếu thường xuyên có những biểu hiện như vậy thì rất có thể bạn đang thiếu đi tư duy xây dựng.

Tư duy xây dựng được phát huy tốt nhất trong điều kiện bạn thường xuyên làm việc nhóm. Những người cùng có tư duy xây dựng sẽ bổ sung cho nhau để vấn đề được nhìn nhận một cách toàn diện nhất.

Để cải thiện tư duy xây dựng nhằm giải quyết vấn đề triệt để, bạn hãy học cách bình tĩnh, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác khi nói chuyện, nhìn nhận và phân tích một cách khách quan cả theo hướng tích cực và tiêu cực để đưa ra ý kiến đóng góp hợp lý. Chính những ý kiến xây dựng từ bạn và mọi người dành cho nhau sẽ giúp đưa ra các phương án tốt nhất, nhanh gọn nhất cho công việc chung.  

 

Tư duy đơn giản hóa

Hầu hết mọi người thường hay mắc lỗi quan trọng hóa sự việc. Trừ những trường hợp khẩn cấp hoặc những kế hoạch dài hạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, việc làm phức tạp hóa các vấn đề là không cần thiết, đôi khi còn tạo ra phản ứng ngược.

Khi đứng trước một sự việc, bạn nên học cách nghĩ ra những giải pháp đơn giản nhất và luôn đặt câu hỏi: Có cách nào đơn giản hơn cho vấn đề này không? Một cách hiệu quả để bạn có thể áp dụng tư duy đơn giản hóa, đó là bóc tách từng chi tiết nhỏ trong chuỗi vấn đề lớn và tìm cách giải quyết từng yếu tố đơn lẻ. Hãy suy nghĩ một cách chậm rãi, đôi khi bạn sẽ nghĩ ra nhiều cách đơn giản nhất để giải quyết chứ không hề phức tạp như bạn đã nghĩ.

Tư duy phản biện

Chúng ta có thể hiểu đơn giản một người có tư duy phản biện là người có khả năng suy nghĩ độc lập, rõ ràng và đưa ra lập luận đúng đắn, có khả năng vận dụng chúng trong việc phân tích và giải quyết vấn đề. Người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng suy luận ra những hệ quả dựa trên hiểu biết của mình, sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn tin liên quan để tăng hiểu biết về vấn đề đó. Nếu bạn muốn trau dồi tư duy phản biện, ngoài việc tích lũy thông tin, hãy rèn luyện thêm kỹ năng phân tích vấn đề, đưa ra những lập luận cá nhân dựa trên kiến thức và cơ sở khoa học.

Huyền Nguyễn

Tin mới