Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

5 lời khuyên bổ ích từ chuyên gia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phình động mạch

(VTC News) -

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh phình động mạch rất đa dạng, tuy nhiên bạn vẫn có thể ngăn ngừa bệnh bằng các biện pháp trong bài viết này.

Theo Everyday Health, mặc dù có rất nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh phình động mạch nhưng nếu duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục và tránh các yếu tố kích thích như rượu bia và thuốc lá sẽ giúp bạn ngăn ngừa được căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh phình động mạch có thể gây ra tử vong - Hình minh hoạ

Tìm hiểu các phương pháp giảm nguy cơ mắc bệnh dưới đây:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn có nhiều calo, chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá có thể khiến bạn mắc nhiều căn bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, cholesterol cao và bệnh béo phì. Tất cả các căn bệnh kể trên đều là những yếu tố chính có thể dẫn đến bệnh phình động mạch.

Việc chuyển sang sử dụng chế độ ăn uống lành mạch với thực phẩm tươi, nhiều rau củ quả và hạn chế dầu mỡ giúp bạn giảm tối thiểu nguy cơ mắc bệnh phình động mạch. Dưới đây là một số chế độ ăn được chuyên gia khuyên dùng:

  • Hạn chế thịt mỡ, béo như thịt ức, bít tết và sườn bò

  • Hạn chế các loại thức ăn nhanh, chiên và dầu mỡ

  • Sử dụng sữa ít béo, ít ngọt

  • Chọn các loại thực phẩm tươi, nguyên chất

  • Thường xuyên bổ sung các loại rau củ quả sạch, không hoá chất

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có đường như soda, nước ép trái cây và nước tăng lực

  • Sử dụng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu cọ…

  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thay thế gạo trắng

Ngoài ra, các chế độ ăn như DASH cũng được chuyên gia khuyến nghị để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh phình động mạch. DASH là chế độ ăn kiêng giúp ngăn chặn vấn đề tăng huyết áp, giảm cholesterol xấu và hỗ trợ giảm cân.

Các loại trái cây như táo, lê, cam và chuối là những loại trái cây tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh phình động mạch. Những người ăn hai phần trái cây trở lên mỗi ngày được chứng minh có nguy cơ mắc bệnh phình động mạch chủ thấp hơn 25% và khả năng vỡ động mạch thấp hơn 43% so với những người không ăn trái cây thường xuyên.

Kiểm soát huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phình động mạch. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm soát huyết áp vô cùng cần thiết để ngăn ngừa căn bệnh này. Để kiểm soát huyết áp tốt, bạn cần ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn ít natri, thường xuyên tập thể dục và nói không với thuốc lá hay rượu bia. Các chuyên gia khuyến cáo nam giới chỉ nên sử dụng hai ly rượu hoặc bia mỗi ngày, nữ giới chỉ nên sử dụng ít hơn một ly mỗi ngày.

Giảm nguy cơ cholesterol cao

Cholesterol cao có thể dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch. Vì vậy những người được phát hiện có mắc bệnh phình động mạch thường đi kèm với tình trạng cholesterol cao.

Để giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và tăng cholesterol tốt, bạn nên hạn chế sử dụng các chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa. Các nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 cũng giúp giảm chất nguy cơ mắc căn bệnh này,

Một số thực phẩm giàu axit béo omega - 3 gồm:

  • Nhóm cá béo: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi

  • Các loại hạt: hạt lanh và hạt chia

  • Dầu thực vật: Dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu hạt cải

  • Thực phẩm tăng cường: trứng, sữa chua, sữa tươi không đường

  • Đậu nành

Các loại thực phẩm giàu chất xơ hoà tan giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể trước khi chúng được hấp thụ, nhóm thực phẩm này gồm:

  • Rau

  • Đậu

  • Lúa mạch

  • Đậu lăng

  • Hạt mã đề

  • Táo

  • Cà rốt

Kiểm soát tâm trạng và căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng có thể khiến cơ thể giải phóng adrenaline, một loại hormone khiến hơi thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các hành vi không lành mạnh nhằm giải tỏa như uống rượu hay hút thuốc, từ đó dẫn đến tăng huyết áp gây ra bệnh phình động mạch.

Tức giận có thể làm vỡ động mạch chủ và động mạch não - Hình minh hoạ

Đối với bệnh nhân phình động mạch, việc căng thẳng hay tức giận cũng có thể khiến động mạch bị vỡ. Mặc dù các yếu tố gây ra việc tức giận và khó chịu là không thể tránh khỏi, tuy nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát chúng bằng các phương pháp dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Thiền

  • Kỹ thuật chánh niệm

  • Thư giãn

  • Dành thời gian bên gia đình và bạn bè

  • Thực hành phương pháp lòng biết ơn

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến tình trạng phình và vỡ động mạch chủ. Những người hút thuốc trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh phình động mạch cao hơn so với các nhóm còn lại. Để từ bỏ thuốc lá, hãy cân nhắc sử dụng keo cao su nicotine.

Phình động mạch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, các biến chứng của bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong hoặc mất khả năng hoạt động. Tuân thủ các phương pháp trên và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc căn bệnh này.

Thanh Thiên

Tin mới