Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 loại trái cây hỗ trợ điều trị cảm cúm bạn nên biết

(VTC News) -

Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa đông, dưới đây là 5 loại trái cây hỗ trợ điều trị cảm cúm bạn nên ăn hàng ngày.

Theo bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, trái cây là nguồn cung cấp vitamin C - chất quan trọng đối với cơ thể, giúp bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Khi bị cảm cúm, việc bổ sung vitamin C rất cần thiết.

Dưới đây là một số loại trái cây và rau quả có thể giúp tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm.

Khế

Trong múi khế có các chất đường, hàm lượng oxalat axit 1% và nhiều yếu tố vi lượng khác (Kali, Canxi, Sắt, Phospho, vitamin như A, C, B1, B2, P). Ngoài ra nó còn có các hợp chất thực vật lành mạnh như axit gallic, quercetin và epicatechin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. 

Trong đông y, quả khế vị chua ngọt, có tính sáp bình, không độc; chủ trị phong, nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát (chữa khát).

Quả khế chữa sổ mũi, đau họng, dùng 90 – 120g quả khế tươi, ép lấy nước uống.

Lưu ý, quả khế có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, chủ yếu là do hàm lượng oxalat cao. Vì vậy, những người có vấn đề về thận nên tránh ăn khế và sử dụng nước ép. 

Những người dùng thuốc theo toa cũng nên thận trọng khi ăn khế. Tương tự như bưởi, khế có thể ảnh hưởng đến sự phân hủy và sử dụng thuốc của cơ thể. Do vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng các thuốc nào khác.

Lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm, nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng.

Trong quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic. Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính.

Bài thuốc chữa cảm mạo và ho:

Dùng một quả lê tươi, cắt phần đầu cuống thành cái nắp, moi hết ruột, cho 3 gam xuyên bối mẫu vào đậy nắp lại, cắm tăm tre cho chặt nắp, đựng vào bát, đem hấp cách thủy 1 – 2 giờ rồi sử dụng.

Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng, đi lỏng không nên dùng. Không ăn kê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.

Chanh

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy: Chanh rất giàu vitamin C và những chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid (polymethoxylated flavones trong chanh nhiều gấp 20 lần rau quả thông thường). Do đó chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa.

Một số bài thuốc từ chanh:

Múi chanh phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho viêm họng.

Ho nhiều đờm: Chanh 2 quả thái vụn, tra đường phèn vừa phải, hấp cách thủy ăn.

Bài thuốc xông chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh, Lá bưởi, Lá tre, Cúc tần, Hương nhu mỗi thứ 50g, Bạc hà 20g, Sả 2 củ, Tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu nước sôi, rồi xông cho đổ mồ hôi.

Lạm dụng nước chanh gây loét dạ dày (do làm tăng lượng axit), trào ngược dạ dày thực quản (buồn nôn, nôn, đau ngực, loét họng, hỏng men răng, khiến bệnh nhiệt miệng nặng hơn (axit trong chanh sẽ khiến vết loét trở nặng, đau rát), đau đầu (khiến máu đột ngột dồn lên não gây cơn đau nửa đầu), gây mất nước (phải đi tiểu thường xuyên), thừa vitamin C (gây buồn nôn, dạ dày khó chịu, đau bụng, tiêu chảy...).

Cam

Hàm lượng Vitamin C rất cao trong cam có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật, và được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh.

Nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate và thiamine (vitamin B1) các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.

Lưu ý: Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên dùng nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit (axit ascorbic – vitamin C), các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Dưa hấu

Dưa hấu được coi là loại quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Trong dưa hấu có 52% ăn được, 49,7% nước, 0,6% protid, 1,3% gluxit, 03% xenluloza, 4,2mg% canxi, ngoài ra còn có Fe, P, caroten, vitamin B1, B2, PP, vitamin C.

Trong đông y, vỏ dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn, tác dụng thanh thử, giải nhiệt, lợi tiểu, dùng trong trường hợp huyết áp cao, tiểu buốt, cảm sốt, phiền khát, viêm thận.

Bài thuốc từ dưa hấu:

Chữa cảm mạo, họng đau rát: Vỏ dưa hấu 30 gam. Cách chế: Đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát. Cách dùng: Chia uống ngày 2 lần. Dưa hấu chữa cảm nóng: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.

Lưu ý: Tuy dưa hấu là thứ giải khát tốt nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần nhất là đối với những người tì vị hư hàn.

Nguyễn Ngoan

Tin mới