Bài viết trên Báo điện tử VOV cho biết, khoai lang thường xuyên tiếp xúc với đất, lớp biểu bì trực tiếp hút chất dinh dưỡng cũng như một số chất độc hại. Vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nên ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, chức năng gan hoặc gây ngộ độc.
Củ mã thầy được trồng ở ruộng nước. Do đó, vỏ của nó chứa nhiều chất có hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, vỏ củ mã thầy chứa nhiều ký sinh trùng.
Không những thế, loại củ này còn tự hấp thụ và thu hút các chất độc hại và chất thải trong nước, các chất hóa học xung quanh vào bên trong. Nếu ăn phải những củ mã thầy trồng ở những vùng nước thiếu an toàn, cơ thể có thể sẽ bị nhiễm khuẩn.
Vỏ khoai lang và vỏ củ mã thầy không tốt cho sức khỏe
Trái hồng còn xanh có lượng axit tannic tập trung trong thịt quả. Khi chín, chất này đẩy ra phía vỏ quả. Nếu ăn cả vỏ, axit tannic sẽ phản ứng hóa học với protein trong thực phẩm tạo kết tủa trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón.
Nhiều người khi chế biến khoai tây trong các món nướng, hấp, luộc thường có thói quen để cả vỏ khoai. Nhưng việc này về lâu dài có thể gây tổn hại sức khỏe. Trong vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, một chất khi ăn vào sẽ tích lũy dần trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ phát độc tính. Do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh còn nguy hiểm hơn thế. Khi đó, chất độc sản sinh trong khoai tây càng cao. Nếu thấy hiện tượng này thì tuyệt đối không nên ăn cả thịt và vỏ.
Khoai mỡ là loại củ bạn nên loại bỏ vỏ trước khi chế biến. Tương tự như vỏ khoai lang, vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.