Nguy cơ cao gấp 20 lần
Bà Nguyễn T.V. (56 tuổi, Thanh Oai, Hà Nội) bị vết thương nhỏ xíu ở chân. Bà giẫm phải mảnh đồ chơi bằng nhựa của cháu nên vết thương xước da lòng bàn chân. Bà không nghĩ vết thương sẽ nặng hơn.
Vết thương loét, chảy dịch, lấy tay ấn thì thấy mềm. Khi bà V. lại nhiều về vết loét chảy dịch, chày xước ra bên trong ổ loét như cái chén uống nước, thêm vào đó nó còn có mùi hôi thối rất sợ.
Bà V. đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông khám. Do đường huyết cao nên bác sĩ nghi ngờ hoại tử chân do tăng đường huyết. Bác sĩ giới thiệu bà V. đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Bác sĩ phải bỏ đoạn chi của người bệnh vì biến chứng nặng. Bà V. không thể tin chỉ sau 10 ngày giẫm phải đồ chơi của cháu mà mất chân.
Nguyên nhân, bà không biết bản thân bị đái tháo đường và khi đi viện mới hay bệnh. TS.BS Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM cho biết, người bị đái tháo đường có nguy cơ loét bàn chân cao hơn người bình thường 20 lần.
Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế, cứ 30 giây trôi qua trên toàn thế giới lại có 1 người phải cắt cụt chân do biến chứng này. BS Nam cho biết đái tháo đường là bệnh mãn tính lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng lên mắt, biến chứng mạch máu lên võng mạc, biến chứng tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, suy thận, tăng huyết áp và gây ra các biến cố cấp tính như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường túyp 2.
Tuy nhiên, biến chứng bàn chân là biến chứng khiến nhiều bệnh nhân phải vào viện cấp cứu nhất. Tỷ lệ người bệnh có bàn chân biến chứng nặng phải nhập viện lên tới 40 - 60 %.
Vì sao dễ loét chân
Theo TS.BS Huỳnh Tiến Đạt – Bộ môn nội tiết, trường Đại học Y Dược TP.HCM, nguyên nhân loét chân do biến chứng thần kinh. Biến chứng này gây giảm cảm giác. Bệnh nhân thường bị rối loạn cảm giác như tê chân, châm chích, kiến bò. Bệnh nhân hay ngâm chân nước nóng, hơ chân nên gây vết loét nhiễm trùng và dẫn tới loét chân.
Ngoài biến chứng thần kinh, biến chứng hẹp tĩnh mạch truyền máu nuôi tới chân, cộng thêm với biến chứng thần kinh trên làm cho bàn chân bị tổn thương nặng và người bệnh không biết. Có bệnh nhân đến viện chân hoại tử khô như cành cây, có người sưng loét, nhiễm trùng nặng. 50% người bệnh bị cắt cụt chân đều do nhiễm trùng.
Do không có cảm giác đau nên người bệnh vẫn chủ quan, đi lại, có va chạm tì đè gây nhiễm trùng, vết thương phát triển hoại tử nặng cả bàn chân dẫn đến phải cắt bỏ. Điều trị biến chứng bàn chân cần phối hợp nhiều y bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau để xử lý các biến chứng ở bàn chân.
Các bác sĩ chuyên về điều trị bàn chân và phải phục hồi chức năng để giảm áp lực tì đè lên vết thương, giảm nguy cơ teo cơ để người bệnh có thể đi lại bình thường sau khi điều trị.
BS Đạt cho biết phải chăm sóc làm sao để tránh các vết chai ở chân như đi giày nhọn mũi, giày cao gót, đi dép có các điểm tì đè. Bởi chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên có thể dẫn đến viêm loét. Nếu vết chai này đỏ và gây đau hoặc da chân đổi màu hoặc tiết dịch có mùi hôi… thường là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường.
Bạn cần lau bàn chân thường xuyên, kiểm tra các tổn thương. Những người bị đái tháo đường nên hạn chế sơn móng chân, cắt khoé chân. Khi bị tê bì chân không ngâm nước nóng, ngâm muối đá nóng… vì dễ gây bỏng.