Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

3 vị vua nhu nhược nhất sử Việt làm nhà Trần sụp đổ, nhận kết cục bi thảm là ai?

(VTC News) -

Cuối thời nhà Trần, 3 vị vua nhu nhược này để quyền lực rơi vào tay đại thần, khiến đất nước ở cảnh lâm nguy, phải nhường ngôi cho nhà Hồ, chấm dứt 175 năm trị vì.

1. Vị vua nào vừa lên ngôi đã sai quân mang vàng bạc đi cất giấu?

  • A

    Trần Nghệ Tông

  • B

    Trần Duệ Tông

  • C

    Trần Phế Đế

    Trần Phế Đế sinh năm 1361, tên húy Trần Hiện, là con thứ của vua Trần Duệ Tông và hoàng hậu Lê thị. Sau khi Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành vào năm 1377, Phế Đế được thái thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Khi ấy ông mới 16 tuổi, mọi quyền hành vẫn do thượng hoàng nắm giữ.
    Sau cái chết của vua Duệ Tông, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga liên tục kéo quân tiến đánh và cướp phá Đại Việt. Năm 1378, quân Chiêm từ phía nam tấn công ra bắc, có cơ hội chiếm kinh thành Thăng Long. Vì lo sợ giặc cướp, vua Trần Phế Đế đã hai lần sai người mang tiền vàng đi giấu.
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 9/1379, vua sai quân dân chở tiền đồng giấu vào núi Thiên Kiện (trước gọi là núi Địa Cận, tục truyền có cây tùng cổ, rồng quấn ở trên, Trần Thái Tông dựng hành cung ở đó). Mùa đông, tháng 10, giấu tiền vàng ở khám Khả Lãng thuộc Lạng Sơn, vì sợ nạn người Chiêm đốt cung điện”. 

  • D

    Trần Thiếu Đế

2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm của vị vua thứ 10 nhà Trần - Trần Phế Đế là gì?

  • A

    Tin lời phản thần

  • B

    Tuân theo lời cha

    Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quá tin dùng ngoại thích là Lê Quý Ly (sau này đổi thành Hồ Quý Ly) dẫn đến cảnh giết hại cả tôn thất. Trần Phế Đế hiểu được mối nguy hại mang tên Quý Ly nên có âm mưu trừ bỏ. Biết được tin đó, Quý Ly nghe theo lời khuyên của Phạm Cự Luận, gièm pha và khuyên Nghệ Tông không nên bỏ con mà lập cháu làm vua.
    Nghệ Tông nghe xong thấy có lý liền phế truất Phế Đế và sai người giam ông lại.
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư viết, khi đó (năm 1388), tướng chỉ huy các phủ quân cũ như Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp. Vua biết được, viết hai chữ “Giải pháp” (nghĩa là giải tán quân lính) đưa cho các tướng và răn họ không được trái ý vua cha, các tướng mới thôi. Lát sau, thượng hoàng sai dìu vua xuống phủ Thái Dương thắt cổ chết.
    Như vậy, vua Trần Phế Đế ở ngôi được 12 năm, mất lúc 28 tuổi. Thượng hoàng Nghệ Tông sau đó lập con út là Trần Ngung làm vua, lấy hiệu là Trần Thuận Tông.

  • C

    Chiến đấu với ngoại xâm

  • D

    Bị con trai đầu độc chết

3. Vua nào nhà Trần bị Hồ Quý Ly ép phải dời bỏ kinh thành và nhường ngôi báu cho con?

  • A

    Trần Phế Đế

  • B

    Trần Nghệ Tông

  • C

    Trần Duệ Tông

  • D

    Trần Thuận Tông

    Trần Thuận Tông sinh năm 1378, là con út của thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông. 
    Sau khi Trần Phế Đế mất, Trần Thuận Tông được thượng hoàng lập làm vua. Tiếng là làm vua trong 10 năm (1388-1398) nhưng thực ra ông không có quyền hành. Thời gian đầu, mọi việc quan trọng do thái thượng hoàng Nghệ Tông quyết định. Sau khi thái thượng hoàng mất thì quyền điều hành chính sự do quyền thần Hồ Quý Ly hành xử.
    Năm 1397, Hồ Quý Ly cho dựng đàn xã tắc ở Thanh Hóa với ý định dời đô. Nhiều đại thần phản đối, nhưng Quý Ly không nghe. Còn Trần Thuận Tông không có quyết sách gì, để mặc Quý Ly định đoạt, và bị ép dời kinh đô đến phủ Thanh Hóa.
    Muốn thực hiện mưu đồ cướp ngôi nhà Trần, nhưng do trước đó đã thề với thượng hoàng Nghệ Tông “nếu thần không biết dốc lòng trung, hết sức giúp quan gia để truyền đến con cháu về sau thì trời sẽ ghét bỏ thần” nên Quý Ly không thể phế truất Trần Thuận Tông.
    Năm 1398, Quý Ly ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Trần An (có tài liệu ghi Trần Án) mới 2 tuổi để lên làm thái thượng hoàng. Như vậy, Quý Ly vừa thực hiện được lời thề là “giúp truyền đến đời sau”, vừa thuận lợi trong việc nắm giữ quyền định đoạt mọi việc triều chính vì Trần An là cháu ngoại của Quý Ly. 

4. Ngoài ép vua dời bỏ kinh thành và nhường ngôi báu, Hồ Quý Ly còn ép vua làm gì?

  • A

    Tự tử

    Đại Việt sử ký toàn thư viết năm 1399, Quý Ly cưỡng bức vua xuất gia thờ Đạo giáo, ra ở quán Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh), bí mật sai Nguyễn Cẩn đi theo trông coi. 
    Vua hỏi rằng “Ngươi theo hầu ta muốn gì chăng?”, Cẩn không nỡ trả lời. Quý Ly làm bài thơ đưa cho Thuận Tông với nội dung: “Trước có vua hèn ngu/ Hôn Đức và Linh Đức/ Sao không sớm liệu đi/ Để cho người nhọc sức”.
    Nhận được thư, Nguyễn Cẩn bèn dâng thuốc độc ép vua uống, lại bắt uống thêm nước dừa và không cho ăn để thuốc nhanh phát tác, nhưng vua không chết.
    Nghe tin báo bức tử không thành, Quý Ly sai Phạm Khả Vĩnh đến thắt cổ vua. Năm đó, Trần Thuận Tông mới 21 tuổi.

  • B

    Lui về ở ẩn

  • C

    Nhường ngôi cho Hồ Quý Ly

  • D

    Phế truất cận thần

5. Trần Thuận Tông bị ép chết, toàn bộ quyền hành nhà Trần vào tay Hồ Quý Lý, vậy vị vua cuối cùng nhà Trần nhận kết cục thế nào?

  • A

    Đưa đi đày

  • B

    Ép nhường ngôi

    Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông và hoàng hậu Lê Thánh Ngâu, con gái lớn của Hồ Quý Ly. Ông lên ngôi năm 1398, khi mới 2 tuổi, trẻ nhất trong các vua nhà Trần và cũng tại vị ít nhất (2 năm). Thiếu Đế tuy gọi là vua nhưng chỉ là hư vị. Sau khi ông lên ngôi, Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương.
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngày 28/2/1400, Quý Ly ép Thiếu Đế phải nhường ngôi và buộc người tôn thất, các quan ba lần dâng biểu khuyên ông lên ngôi. Quý Ly giả vờ từ chối nói “Ta sắp xuống lỗ đến nơi rồi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa” rồi tự lập mình làm vua, đặt quốc hiệu là Đại Ngu.
    Thiếu Đế bị phế nhưng vì là cháu ngoại của Hồ Quý Ly nên không bị giết, chỉ bị giáng làm Bảo Ninh đại vương. Về sau, sử sách không còn nhắc đến vị vua này nên không rõ năm mất của ông.

  • C

    Bị sát hại

  • D

    Cho đi tu

6. Triều đại nhà Trần tồn tại trong175 năm với bao nhiêu đời vua?

  • A

    12

    Nhà Trần (1226-1400) là một trong những triều đại phong kiến rực rỡ và nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, từng cùng nhân dân 3 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông.
    Không những vậy, công lao nổi bật của nhà Trần là xây dựng đất nước đưa Nho giáo và Đạo giáo vào nước ta, cùng hàng loạt cải cách phát triển kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục.
    Nhà Trần đã trải qua 175 năm trị vì với 12 đời vua, đa phần đều là những con người tài hoa, anh minh và yêu nước thương dân, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

  • B

    13

  • C

    14

  • D

    15

Quý Ly và việc lật đổ vua Trần Phế Đế. (Nguồn: VTV)

Hà Cường

Tin mới