Theo BSCKI. Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), nhiều nghiên cứu chứng minh chế độ ăn vừa là yếu tố nguy cơ vừa là nguyên nhân khởi phát, đồng thời cũng là giải pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh gout.
Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính. Nó để lại hậu quả nặng nề nếu điều trị không đúng cách như hư khớp, bệnh thận và tim mạch, có thể gây tử vong hoặc tàn phế.
Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, làm hạn chế vận động. Cơn gout cấp thường rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt vận động của người bệnh, tăng nguy cơ té ngã trên người bệnh lớn tuổi.
Nội tạng động vật không tốt cho người có cơ gout cấp. (Ảnh minh họa)
Người có cơn gout cấp nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa hơn 150 mg purin /100 gam và thực phẩm hàm lượng đường fructose cao. Trong đó phải kể đến các món ăn “khoái khẩu” nguồn gốc từ nội tạng động vật (gan, thận, tim, óc, ruột, tràng…).
Bên cạnh đó, người có cơn gout cấp cần tránh các món ăn giàu đạm như: thịt bê (thịt bò con), thịt cừu, thịt nai, gà ác, gà lôi; các loại cá thịt đỏ như cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi; nhóm hải sản như sò ốc, cua, tôm và trứng các loại cá.
Bác sĩ Thuỷ cũng lưu ý người bệnh gout cấp tránh ăn các loại đồ uống vị ngọt, nước giải khát có gas, đặc biệt là nước ép trái cây, sinh tố các loại. Hạn chế dùng mật ong hoặc các loại siro chai. Bên nhân nên tránh luôn nhóm đồ uống lên men như bia hơi, nước sữa chua đóng chai và các loại rượu, đồ uống có cồn.
Những thực phẩm ít purin bệnh nhân gout nên dùng như:
Bác sĩ lưu ý nước cam, cà phê cũng có thể làm giảm acid uric máu, nhưng cũng không nên lạm dụng. Một số rau củ quả có tính mắt cũng giúp tăng đào thải acid uric.