Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

3 cách ăn bánh chưng, bánh tét đặc trưng của 3 vùng miền: Đâu là kiểu bạn thích?

Cùng một chiếc bánh chưng, bánh tét nhưng mỗi vùng miền lại có cách kết hợp khác nhau. Đâu là phiên bản yêu thích của bạn.

Về cơ bản, bánh chưng và bánh tét là cùng một loại bánh được làm từ gạo nếp, nhân thịt và đậu và gói bằng lá dong, lá chuối. Thế nhưng, bạn có biết cùng một cách chế biến này nhưng lại có nhiều cách thưởng thức?

Bánh chưng chấm mật mía

Ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, bánh chưng thường được chấm với mật mía. Bánh dẻo chấm vào bát mật ngọt thì đúng là chuẩn vị và trọn "mùi Tết". Vị ngấy của bánh chưng cộng với độ ngọt khé của mật mía quyện vào nhau, bù trừ nhau tạo ra một sự cân bằng tuyệt vời mà chẳng ai cưỡng nổi.

Nhiều tỉnh thành ở miền Bắc ăn bánh chưng với mật mía. (Ảnh minh họa)

Mâm cỗ truyền thống của người Bắc. (Ảnh minh họa)

Bánh chưng, bánh tét ăn kèm với dưa món

Với người miền Trung, bánh chưng, bánh tét phải ăn kèm với dưa món. Trên mâm cỗ Tết, bên cạnh đĩa bánh chưng xanh thì màu vàng, đỏ của dưa món như nét chấm phá giúp hài hòa về mặt màu sắc. Ngoài ra, vị chua ngọt càng ăn càng ghiền của cà rốt, củ cải muối sẽ làm dịu đi cơn ngán của gạo nếp, thịt mỡ của bánh chưng.

Với người miền Trung, dưa món là món ăn không thể thiếu ngày Tết. (Ảnh minh họa)

Thỉnh thoảng, bánh tét được biến tấu bằng cách chiên giòn. (Ảnh minh họa)

Bánh chưng ăn kèm củ kiệu, tôm khô

Kiệu là loại củ đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, vì thế ngày Tết ở đây không thể thiếu hũ củ kiệu trắng nõn trộn tôm khô chua chua ngọt ngọt. Cũng giống như dưa món miền Trung, củ kiệu - tôm khô giúp giải ngán ngày Tết cực hiệu quả, ăn kèm với bánh chưng hay bánh tét đều là sự kết hợp hoàn hảo, tròn vị.

Người miền Nam sẽ có đĩa củ kiệu tôm khô trên mâm cỗ tết. (Ảnh minh họa)

Vị chua của củ kiệu muối sẽ làm giảm bớt vị ngán của bánh chưng. (Ảnh minh họa)

Rachel Phạm (Tổng hợp)

Tin mới