Các nhà khoa học xem xét các yếu tố, bao gồm khối lượng cơ thể, kiểu sinh trưởng, tuổi trưởng thành tuổi thọ, thời gian của một thế hệ và tổng thời gian T-rex tồn tại trước khi tuyệt chủng 66 triệu năm trước.
Họ cũng chú ý đến một học thuyết gọi là định luật Damuth liên kết dân số với khối lượng cơ thể, theo đó động vật càng lớn thì số lượng cá thể càng ít.
Khoảng 2, 5 tỷ con khủng long T-rex từng sinh sống trên Trái đất. (Ảnh: Reuters)
Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 2,5 tỷ con T-rex từng tồn tại, trải qua 127.000 thế hệ. Mật độ của chúng là là 1/100 km2.
Là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất, T-rex sở hữu hộp sọ dài khoảng 1,5m, bộ hàm to lớn và vạm vỡ với lực cắn có thể nghiền nát xương. T-rex có răng to bằng quả chuối, khứu giác nhạy bén, đôi chân khỏe và cánh tay khá nhỏ.
Nghiên cứu mới cho biết trọng lượng của con T-rex trưởng thành trung bình đạt khoảng 5,2 tấn. Tuổi thọ trung bình của loài khủng long này là 28 năm. Một thế hệ của nó kéo dài trung bình khoảng 19 năm.
T-rex tuyệt chủng sau khi một tiểu hành tinh lao vào Mexico cách đây hơn 60 triệu năm, hủy diệt 3/4 loài trên trái đất.
Theo nhà cổ sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu Ashley Poust, trong khi 2,5 tỷ là một con số khá lớn, nó chỉ bằng 1/3 dân số hiện tại của Trái đất.