Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

16 ngân hàng giảm hơn 15.500 tỷ đồng tiền lãi suất cho vay mùa COVID-19

(VTC News) -

Tổng tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7 đến 31/10 của 16 ngân hàng là khoảng 15.559 tỷ đồng, đạt 75,48% so với cam kết, trong đó cao nhất là Agribank.

Thực hiện Nghị quyết 63 của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 16 ngân hàng thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay, áp dụng từ 15/7 đến hết năm 2021. Tổng tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Trong đó 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

16 ngân hàng giảm lãi suất mùa COVID-19. (Ảnh minh hoạ)

Theo số liệu tổng kết của Ngân hàng Nhà nước về kết quả đạt được, tổng tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/10/2021 của 16 ngân hàng đạt khoảng 15.559 tỷ đồng (tăng 3.323 tỷ đồng so với 30/9/2021 tương ứng tăng 27,16%), đạt 75,48% so với cam kết.

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): tổng tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.996 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,3 triệu tỷ đồng cho gần 3,2 triệu khách hàng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 3.055 tỷ đồng là tổng tiền lãi đã giảm cho khách hàng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,14 triệu tỷ đồng cho 236.403 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): tổng tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.739 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,21 triệu tỷ đồng cho 407.603 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.873 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,71 triệu tỷ đồng cho 685.573 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB): Đã giảm cho khách hàng tổng số tiền lãi là 610 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 118.653 tỷ đồng cho 104.282 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): tổng tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 328 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 133.435 tỷ đồng cho 34.684 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank): 344,15 tỷ đồng là tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 71.483 tỷ đồng cho 1.940 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 369,62 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 206.048 tỷ đồng cho 110.793 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank): giảm cho khách hàng tổng số tiền lãi là 354,39 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 171.920 tỷ đồng cho 261.949 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 182,14 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 29.596 tỷ đồng cho 20.652 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank): tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng là 187 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 87.962 tỷ đồng cho 61.052 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDB): giảm cho khách hàng tổng số tiền lãi là 141,7 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 43.754 tỷ đồng cho 15.134 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 124 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 42.890 tỷ đồng cho 3.639 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 95,06 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 42.079 tỷ đồng cho 6.309 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 135,95 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 45.743 tỷ đồng cho 41.863 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 22,57 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 10.837 tỷ đồng cho 8.541 khách hàng.

Nguyễn Huệ

Tin mới