Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

12 sai lầm khi dạy con khiến trẻ gặp khó khăn về tiền bạc lúc lớn lên

(VTC News) -

Cấm con sử dụng mạng xã hội, bắt ép tập thể thao, lấy người thành công làm gương... là các sai lầm có thể khiến trẻ gặp khó khăn về tài chính khi lớn lên.

1. Buộc trẻ chỉ lựa chọn một nghề nghiệp trong tương lai

Trung thành với một công việc trong suốt cả cuộc đời dường như là điều không thể trong thời đại này. Một số công việc mới xuất hiện ngày nay thậm chí không tồn tại trong 10 năm trước, trong khi một số nghề lại biến mất.

 

Chia sẻ với Bright Side, Max cho biết anh thích đắm chìm vào thế giới công nghệ, mong muốn biết sự khác nhau trong cách vận hành của các chương trình máy tính. Nhưng bố mẹ anh lại cho rằng đây là công việc nguy hiểm. Một ngày, anh tìm thấy và theo đuổi các khoá học online về phần mềm. Hiện tại, anh rất thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng của mình.

Laura, 37 tuổi, từng là nhà xã hội học với thâm niên ở nhiều nơi. Nhưng sau khi sinh con, cô không thể dành nhiều thời gian cho công việc ấy như trước. Cô nhận thấy mình từng thích nhiếp ảnh và quay trở lại với đam mê này.

Cô bắt đầu chụp ảnh con trai, sau đó phát triển bằng cách chụp ảnh con cái của bạn bè và người quen. Sau vài năm, cô mở một studio ảnh riêng. Hiện tại, Laura có thu nhập ngang bằng chồng, vừa có thể chăm sóc gia đình, vừa thoả mãn đam mê.

2. Không cho phép con mắc lỗi

Cha mẹ thường đòi hỏi con mình cố gắng hoàn thiện bản thân. Khi trẻ lớn lên, họ lại đòi hỏi nhiều thứ hơn từ chúng, luôn thấy bức tranh chưa đủ đẹp, giường chưa được gọn gàng hay chúng chưa chăm chỉ.

 

Đứa trẻ lớn lên trong lúc liên tục bị chỉ trích và la mắng, nhưng chúng không có cơ hội sửa chữa lỗi lầm của bản thân. Những đứa trẻ lớn lên như vậy sẽ trở thành người cầu toàn quá mức, người thiếu tự tin và không tự trọng. Sự nghiệp của chúng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến những kết quả không tốt về mặt tài chính.

3. Dạy con tiết kiệm tiền

 

Thế giới không đứng yên, cách để kiếm tiền và tiêu tiền từ ngày xưa không giống như bây giờ. Không ai biết đâu là những kỹ năng cần thiết để tồn tại trong điều kiện kinh tế mới trong tương lai. Đó là lý do vì sao bạn cần đánh giá tầm quan trọng của việc dạy con cách linh động trong sử dụng tài chính thay vì chỉ tiết kiệm tiền.

4. Không cho trẻ bày tỏ cảm xúc

Nhiều khi người lớn cố gắng thuyết phục một đứa trẻ rằng tâm trạng chúng đang có là sai trái. Các bậc cha mẹ thường cố gắng để thay thế những cảm xúc thật của con trẻ bằng những thứ xúc cảm khác dễ chấp nhận đối với họ hơn. 

 

Trong trường hợp này, họ quên rằng, một trong những kỹ năng chính người hiện đại cần có là công nhận và quản lý cảm xúc, tâm trạng và biết những thứ họ cần.

5. Không về phe con trước mặt người lạ

Mọi đứa trẻ đều muốn biết rằng, trong bất cứ cuộc mâu thuẫn nào và dù bất kể chuyện gì xảy ra, bố mẹ chúng luôn công bằng và không chỉ nghe lời phiến diện từ giáo viên, hiệu trưởng hay bác hàng xóm.

 

Khi phụ huynh cho phép trẻ được đứng lên tự bảo vệ trước những người có chức năng, quyền lực, đứa trẻ ấy sẽ sẵn sàng nhận trách nhiệm với hành động của mình và tự phát triển được lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm với cuộc sống mai sau.

6. Lấy người thành công làm ví dụ

Mỗi thế hệ đều có những người hùng của riêng mình, là thần tượng để giới trẻ học tập, thậm chí bắt chước. Trong thời gian gần đây, những câu chuyện về thành công cá nhân và những người giàu có, có sức ảnh hưởng trở nên rất phổ biến.

 

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, chỉ cần học theo cuộc sống của họ là trở nên hạnh phúc. Điều này là sai lầm. Sự thật cho thấy, không phải ai đọc xong sách cũng có thể giải quyết được vấn đề tài chính của mình. Chính vì vậy, bố mẹ không nên lấy người thành công làm ví dụ để dạy con.

7. Cho con thấy trước những khó khăn trong cuộc sống trưởng thành

 

Chẳng có gì là sai khi đứa trẻ phải nhìn bố mẹ chúng buồn bã ngày qua ngày. Nhưng điều này sẽ trở nên tai hại nếu nó diễn ra liên tục. Trong trường hợp này, vai trò của gia đình rất quan trọng, đứa trẻ có thể sẽ bị ám ảnh, sợ hãi, lo ngại về cuộc sống của người trưởng thành và không muốn lớn nữa. 

8. Không cho phép con vướng vào mâu thuẫn

 

Khả năng tương tác với mọi người là kỹ năng quan trọng mà ai cũng phải có. Điều cần làm là dạy một đứa trẻ không chỉ biết kết bạn, mà còn biết tranh luận một cách văn minh. Từ nhỏ, trẻ cần biết có nhiều cách để bày tỏ cảm xúc, ý kiến khác nhau. Dễ dàng trong tương tác, tranh luận, trẻ sẽ có lợi thế trong chuyện kinh doanh trong tương lai.

9. Chỉ có thể học kiến thức trong trường

 

Quan trọng nhất là phân biệt việc học ở trường khác với học thứ mới bên ngoài. Các bài học và sách giáo khoa đối với trẻ đôi khi nhàm chán, trong khi tham quan bảo tàng, nhà hát và phòng trưng bày nghệ thuật lại là nguồn cảm hứng thú vị giúp chúng mở rộng tầm mắt. Hơn thế nữa, đây cũng là cách để gắn kết gia đình.

10. Cấm trẻ sử dụng mạng xã hội

 

Mạng xã hội là nền tảng phổ biến để liên lạc trong thời hiện đại, cũng giống như sân chơi của khu phố vào thời của bố mẹ. Trẻ có thể nhanh chóng học hỏi những kỹ năng hữu ích khác nhau nhờ sử dụng các chương trình máy tính tích hợp trên mạng xã hội. Phụ huynh chỉ nên lưu ý con về các quy tắc bảo mật trực tuyến, nhưng đừng tước đi sự trải nghiệm của con trong thời đại của chúng.

11. Xây dựng tính cách mạnh mẽ của trẻ nhờ tập thể thao

Nhiều người cho rằng, việc luyện tập thể thao xây dựng tính kỷ luật và tính cách mạnh mẽ cho trẻ. Thậm chí có người còn đưa trẻ vào con đường luyện tập chuyên nghiệp khiến chúng phải đối mặt với những nguy hiểm cả về thể chất lẫn tinh thần do cường độ cạnh tranh cao.

 

Rất ít nhà vô địch, huấn luyện viên giỏi xem thường sự nghỉ ngơi của trẻ. Khi tuổi còn nhỏ, rất khó để buộc trẻ xử lý những tình huống bắt ép, chúng sẽ không thể tự tin lựa chọn trong tương lai.

Bên cạnh đó, trong các trường hợp học chơi thể thao từ nhỏ, nhiều đứa trẻ chọn từ bỏ bộ môn đang chơi do không hiểu nó có ích gì trong cuộc sống.

12. Cho trẻ tiền khi được điểm tốt

 

Đây vẫn là một trong những chủ đề gây tranh luận trong cộng đồng phụ huynh. Bố mẹ không phải là nhà thầu, trả tiền để nhận về một bài kiểm tra với số điểm cao. Việc này sẽ khiến trẻ có nhận thức sai lệch về bản chất của việc học, chúng đi học chỉ vì tiền thưởng của bố mẹ và thậm chí còn bất chấp nói dối, xin xỏ giáo viên để được điểm cao. Hậu quả, chúng sẽ trở thành kẻ mờ mắt hám lợi khi trưởng thành.

Hạ Vũ

Tin mới