Lời xin lỗi sau những phát ngôn "bộc phát" của cô giáo, chúng tôi - những cha mẹ đơn thân nghe cả rồi. Dẫu sao những cụm từ "không hạnh phúc", "không may mắn" đi kèm với sự nghi hoặc từ lâu không còn xa lạ với chúng tôi.
Nhưng liệu rằng, nuôi con một mình có thật sự bất hạnh và không may? Vậy, đơn thân ảnh hưởng gì đến cuộc sống và công cuộc dạy con của chúng tôi?
Tất cả chúng ta đều thừa nhận với nhau rằng "bát đũa có lúc còn xô" chẳng gia đình nào êm ấm từ đầu chí cuối. Nhiều gia đình đơn thân là do sự lựa chọn, cũng như có người lựa chọn bên nhau dù có đọa đầy vì muốn tròn trịa hai chữ "trọn vẹn".
Có người như chúng tôi, dám buông bỏ cái không vui, không hạnh phúc để tìm đến sự thoải mái, dễ chịu khi tự giải thoát mình, để không phải chịu đựng bất cứ ai. Cũng có những bạn gái sợ viễn cảnh ông chồng gia trưởng, bố mẹ chồng nhăn nhó giật dây, quát tháo mà không lấy chồng, kiếm đứa con để được làm thiên chức người mẹ.
Trong những cuộc chia ly, rõ ràng sẽ luôn có vô vàn giọt nước mắt rơi để níu kéo, nhưng "bất quá phải đành".
Chúng ta không thể nào biết được đằng sau cánh cửa nhà đóng kín kia là niềm vui, nụ cười hay bất hạnh, nước mắt và xót xa dù họ mang danh là đủ đầy hay khuyết thiếu.
Là người văn minh, chúng ta cũng đủ hiểu hạnh phúc không phụ thuộc hoàn toàn vào trí thông minh hay sự tử tế. Vì thế, không thể coi "đủ đầy" hay "khuyết thiếu" là tiêu chí cho bất kể việc gì.
Là giảng viên, tiến sĩ, liệu rằng tôi không đủ điều kiện đứng trong ban phụ huynh?
Ngay cả dạy con, liệu rằng chúng ta có nắm rõ mọi khó khăn, thuận lợi mà một gia đình khuyết thiếu có khi giáo dục một đứa trẻ. Quả là lực lượng giáo dục của họ mỏng hơn gia đình đủ đầy. Nhưng như thế, rõ ràng việc mâu thuẫn trong dạy trẻ sẽ ít hơn. Rõ ràng việc "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" sẽ ít có cơ hội xảy ra hơn trong gia đình khuyết thiếu.
Nếu với gia đình đủ đầy, một chuyến đi dã ngoại cần có kinh tế, thời gian của cả gia đình đông người thì với gia đình khuyết thiếu, chỉ cần con nghỉ học, mẹ nghỉ làm và chút xíu kinh phí nhỏ, chuyến đi có thể diễn ra. Cơ hội trải nghiệm nhiều hơn thì rõ ràng trẻ cũng sẽ có thể được giáo dục tốt hơn.
Gia đình đủ đầy làm gì cũng nhìn trước ngó sau, cân đong đo đếm. Gia đình khuyết thiếu nhu cầu không nhiều, ngẫu hứng nhiều hơn. Vì thế, trẻ đôi khi sẽ có cơ hội bay bổng với các ngẫu hững để hiểu đời và trải đời.
Gia đình đủ đầy, trách nhiệm vô khối. Gia đình khuyết thiếu đỡ hẳn việc nội ngoại của một bên. Thời gian dành cho con có thể nhiều hơn đặc biệt vì thường họ sẽ ít con hơn gia đình đủ đầy.
Con tôi, hơn 12 năm sống bên mẹ. Lễ phép, ngoan ngoãn, đáng yêu, chủ động học tập, trách nhiệm với chính mình và mọi người, yêu thương mẹ. 12 năm đi học, 12 năm là niềm tin yêu của thầy cô giáo. Một bà mẹ đơn thân như tôi dám hy sinh tất cả để giáo dục con nên người.
Là giảng viên, tiến sĩ, liệu rằng tôi không đủ điều kiện đứng trong ban phụ huynh? Là người dạy được đứa con nhiều lần lấy giải học sinh giỏi thành phố, được vào thẳng đại học, liệu rằng tôi không đủ sức chăm sóc giáo dục những đứa trẻ khác trong lớp, trong trường?
Và liệu rằng không có những ức chế thường nhật với một ông chồng nào đó, tôi có là kẻ không may mắn, không hạnh phúc?
Không có bất kể công thức hay chân lý nào cho cuộc sống. Chúng ta chỉ có 1 chân lý duy nhất: Tôn trọng mọi người, tôn trọng cuộc sống, bất kể là hoàn cảnh nào. Bởi nếu không làm được điều cơ bản này, trước hết, chính bạn sẽ gặp khó khăn khi giáo dục con mình.
Trong cuộc họp ban phụ huynh tại trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mới đây, cô Phượng khi đó với tư cách là phụ huynh thuần túy có những phát biểu mang tính kỳ thị cha mẹ đơn thân và những phụ huynh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Cụ thể nội dung như sau:
"Chúng ta nên chọn những người có kinh tế và thời gian nuôi dạy con tốt, chăm lo gia đình đầm ấm hạnh phúc để làm hình ảnh tốt cho con của mình trước đã.
Chúng ta không nên bầu những người có gia đình khiếm khuyết, vợ không có chồng hoặc chồng không có vợ. Hãy để người ta có thể đi lo hạnh phúc cho bản thân người ta đã, phải thật tốt thì mới lo được cho con mình và khi người ta chưa hạnh phúc thì không bao giờ con được hạnh phúc... những người như thế tôi nghĩ chưa đủ tư cách để tham gia Ban phụ huynh.
Hãy chọn gia đình gương mẫu, có văn hóa, có tri thức và tôi kính mong Ban giám hiệu ở đây xem xét về trích lục của bố mẹ, gia đình như thế nào thì hãy để trong Ban phụ huynh được. Chứ còn lệch bố lệch mẹ thì không ổn một chút nào".gười ta chưa hạnh phúc thì không bao giờ con được hạnh phúc... những người như thế tôi nghĩ chưa đủ tư cách để tham gia Ban phụ huynh.
Hãy chọn gia đình gương mẫu, có văn hóa, có tri thức và tôi kính mong Ban giám hiệu ở đây xem xét về trích lục của bố mẹ, gia đình như thế nào thì hãy để trong Ban phụ huynh được. Chứ còn lệch bố lệch mẹ thì không ổn một chút nào".