Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis), nhiễm trùng nấm men, căng thẳng... là các nguyên nhân khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi, nhất là ở những vị trí bí, kín như nách, bàn chân... Để lấy lại sự tự tin, bạn có thể chọn mẹo khử mùi hôi chân phù hợp trong các mẹo hay được gợi ý dưới đây.
Hầu hết các vi khuẩn gây ra mùi hôi đều sinh sôi dưới móng tay, móng chân và những vùng da cứng. Do đó, đừng quên làm sạch lòng bàn chân của bạn bằng đá bọt khi rửa chân. Chăm sóc móng tay, móng chân và cắt ngắn chúng thường xuyên chính là mẹo khử mùi hôi chân cơ bản.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên rằng sau khi tắm, bạn không nên chỉ lau qua chân mà hãy dùng khăn lau nhẹ qua các kẽ ngón chân, không để hơi ẩm còn sót lại, tạo điều khiển cho vi khuẩn sinh sôi.
Đây là mẹo khử mùi hôi chân rất hiệu quả, bởi chất tanin có trong lá trà giúp diệt trừ vi khuẩn và giảm tiết mồ hôi. Bạn có thể ngâm chân với trà mỗi ngày bằng cách: Pha 3 muỗng cà phê trà với 1 lít nước nóng, thêm 2 lít nước lạnh. Ngâm chân trong 15 - 30 phút rồi lau khô.
Đắp giấm táo lên chân cũng là mẹo khử mùi hôi chân hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn 0,5 lít giấm với 200ml nước ấm, sau đó nhúng gạc vào hỗn hợp dung dịch này và đắp lên chân trong 30 phút. Để da khô tự nhiên.
Ngoài tác dụng khử mùi hôi, Dầu hoa oải hương còn có tác dụng diệt khuẩn. Hãy xoa bóp bàn chân của bạn với 4 giọt dầu. Hoặc pha 2 giọt tinh dầu với 3-4 lít nước. Ngâm chân khoảng 10-15 phút trong dung dịch và lau khô hoàn toàn.
hãy lộn ngược tất bẩn trước khi giặt. Bằng cách này, các tế bào da và vi khuẩn sẽ được làm sạch triệt để.
Nếu sử dụng tất đi trong nhà, sự ma sát của tất và sàn nhà sẽ khiến vi khuẩn từ sàn đi lên tất và tích tụ ở đó. Vi khuẩn này đi vào môi trường ẩm ướt sẽ bắt đầu sinh sôi, gây ra hôi chân.
Các sản phẩm chống mồ hôi chân có chứa các hóa chất giúp giảm tiết mồ hôi. Có thể mua chúng ở các cửa hàng thuốc, nên dùng vào buổi tối, ngay sau khi tắm.
Bạn nên thường xuyên khử trùng giày, dép bằng cách: Lau kỹ bên ngoài, ngâm lót giày và dây giày trong dung dịch chlorhexidine (chất khử trùng). Cuối cùng, lau bên trong giày bằng khăn lau có tẩm chlorhexidine.
Bạn nên có ít nhất 2 đôi giày để mang chúng thay phiên nhau. Nếu bạn chỉ có 1 đôi và giày đang bị ướt, có một mẹo rất hữu ích để xử lý ngay lập tức: Đặt một vài tờ báo đã vò nát vào phía trong giày để giúp hút ẩm. Cũng có thể sử dụng máy sấy để làm khô giày.
Nếu bàn chân bạn không chỉ có mùi hôi mà còn bắt đầu ngứa và bong tróc, hãy đi khám bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của bệnh hắc lào, nhiễm trùng hoặc bệnh nấm.