Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

10 'sát thủ' sở hữu nọc độc giết người trong chớp mắt

Nói đến nọc độc, nhiều người nghĩ đến loài rắn, tuy nhiên, bên cạnh đó còn có các loài sinh vật khác cũng nguy hiểm không kém với tuyến độc của mình.

1. Nhện độc Brazil. Loài nhện này hội tụ tất cả các yếu tố đáng sợ: to lớn, lông lá, có nộc độc và thường chui vào tủ quần áo gia đình. Thậm chí con trưởng thành có thể đạt tới chiều dài chân 5 inch. Nọc độc của loài vật có thể giết người trong vòng 2 giờ đồng hồ

2. Rắn Black Mamba. Loài rắn thường được tìm thấy ở Châu Phi. Nó có thể dài tới 5m (dài nhất tại đây). Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất trên đất liền, có thể đạt tốc độ 20 km/h. ọc độc rắn Mamba đen có thể giết chết một con người trong 30 phút đến 2 giờ gây buồn ngủ, các vấn đề về thần kinh, tê liệt, và khó thở.

3. BẠch tuộc Blue Ringed. Loài bạch tuộc này có làn da có các nốt giống những chiếc nhẫn màu xanh. Khi bị nó cắn, trong vòng 5 phút, nạn nhân sẽ cảm thấy tê liệt, và nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng tim ngừng đập. Mặc dù hô hấp nhân tạo có thể cứu nạn nhân sống sót, nhưng rất khó tránh các biến chứng như bị mù, tê liệt vĩnh viễn.

4. Sứa hộp. Loài động vật không xương sống này đặc biệt nguy hiểm. Nọc độc của nó có thể nhanh chóng khiến tim ngừng đập cũng như các tế bào ngừng hoạt động và nạn nhân sẽ khó sống sót.

5. Cá đá là loài cá có nọc độc đáng sợ nhất hành tinh. Chúng cũng là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, bởi cơ thể của chúng có thể hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Cá đá chẳng bao giờ tấn công bất kỳ con vật nào. Thay vào đó chúng chờ còn mồi chạm vào cơ thể chúng. Nọc độc của cá đá có thể gây liệt hoặc tử vong ngay lập tứ

6. Bọ cạp đỏ Ấn Độ. Đây là một trong những sát thủ nguy hiểm nhất tại vùng đất này. Mặc dù kích thước cơ thể của nó chỉ bằng cục tẩy nhưng nọc độc của nó làm tăng nhanh huyết áp và khiến tim ngừng đập nhanh chóng

7. Inland taipan là một trong loài rắn trên cạn độc nhất. Vết cắn của nó đồng nghĩa với cái chết trong vòng chỉ một vài giờ nếu không được chữa trị kịp thời. Nọc độc trong mỗi vết cắn là 110mg, trong khi đó chỉ cần vài mg của nó cũng đủ để giết chết hơn 100 người hoặc 25.000 con chuột

8. Ốc sên geographic cone có nguồn gốc chủ yếu từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng tấn công con người bằng những vết căn ngập sâu. Con mồi sẽ run lẩy bẩy trước khi nhận lấy cái chết bi thảm

9. Rắn Coastal Taipan là họ hàng sống dưới nước của Inland Taipan và nọc độc của chúng cũng tương tự. Trước đấy, Coastal Taipan là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng chục người mỗi năm và gần đây, nhờ công nghệ y tế phát triển, nọc độc của chúng đã có thể được khống chế

10. Loài sâu bướm sát thủ (Assassin Caterpilla). Con sâu bướm này có bề ngoài khá hút mắt nhưng đừng để vẻ đẹp này đánh lừa. Chúng có khả năng tiết ra các độc tố phá hủy tế bào hồng cầu, suy giảm chức năng nội tạng hay thoái hóa mô

Nguồn:

Tin mới