Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

10 điều người hoá trị ung thư cần biết

Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để hạn chế tác dụng phụ khi hóa trị tại nhà và làm việc bình thường trong thời gian điều trị.

Hóa trị là đưa liều thuốc đặc trị vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Phác đồ điều trị ung thư của một bệnh nhân, tùy bệnh cảnh, sẽ có nhiều lần hóa trị. Thuốc đặc trị thật ra là các loại hóa chất, một mặt tấn công tiêu diệt tế bào ung thư nhưng mặt khác cũng làm tổn thương các tế bào lành, dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.

Theo WebMD, trong quá trình hóa trị, người bệnh cần biết 10 điều sau đây:

Không cần ở lại qua đêm trong bệnh viện

Bệnh viện không phải là nơi duy nhất có thể vào thuốc cho bạn. Bạn cũng có thể điều trị tại nhà, tại văn phòng của bác sĩ, tại phòng khám. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ quyết định lộ trình bạn sẽ điều trị, loại hóa chất phù hợp loại ung thư, tùy thuộc các vấn đề về sức khỏe của bạn... Khi vào thuốc xong, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi mà không cần ở lại bệnh viện. 

Nên uống bổ sung một số loại thuốc

Theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm một số loại kem hoặc gel, uống thuốc dạng viên hoặc lỏng, nhằm giảm các triệu chứng khó chịu của cơ thể do hóa trị. 

 Ảnh: WebMD

Hóa trị có ích kể cả khi không loại bỏ được khối u

Hóa trị tiêu diệt các tế bào ung thư, vì vậy bạn có thể cho rằng mục tiêu luôn là loại bỏ khối u. Thế nhưng đôi khi bác sĩ cho bạn sử dụng hóa chất vì những lý do khác, như giết các tế bào ung thư để loại bỏ hoặc thu nhỏ khối u. Sau đó sẽ tiến hành các bước điều trị tiếp theo như phẫu thuật hoặc xạ trị, giảm một số triệu chứng đau đớn khó chịu kể cả khi không chữa được bệnh.

Tiếp tục công việc của mình trong thời gian hóa trị

Có rất nhiều người vẫn tiếp tục làm việc trong thời gian điều trị, tốt nhất là nên có lịch trình linh hoạt. Làm việc bán thời gian hoặc làm việc tại nhà vào những ngày mà bạn cảm thấy không khỏe.

Tác dụng phụ có thể thay đổi

Hóa trị gây nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi và táo bón, rụng tóc, buồn nôn và thay đổi tâm trạng. Những tác dụng phụ này không giống nhau với tất cả mọi người. Một số người ít bị tác dụng phụ, thậm chí không có. Ngoài ra tác dụng phụ có thể xuất hiện hàng tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị.

Ảnh hưởng lâu dài và muộn của hóa trị 

Hóa trị lâu dài gây các vấn đề về phổi, tim và thận, tổn thương thần kinh, được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi.

Thay đổi chế độ ăn uống có thể hạn chế tác dụng phụ

Ăn thực phẩm phù hợp sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng trong quá trình hóa trị. Bạn bớt buồn nôn khi ăn nhiều protein và calo. Nếu thực phẩm cứng không hấp thụ được, hãy thay thế bằng bữa ăn lỏng hoặc nước trái cây, súp, sữa. Ăn món mềm, mát hoặc đông lạnh như sữa chua, sữa trứng và nước đá. Chia các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn.

Video: Người cao dễ bị ung thư hơn người lùn

Điều trị các bệnh khác ngoài ung thư

Bởi vì thuốc hóa trị tiêu diệt hoặc ngăn tế bào ung thư phân chia nhanh, các bác sĩ đôi khi sử dụng chúng để chống lại các tình trạng khác như ghép tế bào gốc tủy xương, điều trị hệ miễn dịch hoạt động quá mức, lupus và viêm khớp dạng thấp.

Tiêm chủng đầy đủ trước khi hóa trị

Bạn nên tiêm các loại vắcxin cần thiết bao gồm cả cúm, trước khi hóa trị. Vệ sinh răng miệng, chữa răng sâu để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, rửa tay thường xuyên, tránh xa người và vật nuôi bị bệnh. Ngoài ra, không được tự ý dùng thuốc và vitamin không phải bác sĩ kê đơn vì có thể sẽ phản tác dụng hóa trị.

Nguồn: VnExpress

Tin mới